Kiến trúc xanh giúp giảm chi phí PDF In E-mail
Người viết: Tuvankientruc.com.vn (PL)   
29/04/2008
Đã có lúc, các từ "Kiến trúc xanh", "Kiến trúc bền vững với môi trường"… là những khái niệm có vẻ phù phiếm. Nhiều lập luận: nhà chưa đủ để ở với người thu nhập thấp, chưa đủ đẹp vừa ý người thu nhập cao…, hơi đâu mà nghĩ đến "xanh", đến "môi trường"!

Nhưng tình hình đang thay đổi


Kiến trúc xanh của đại học UNSW tại Singapore do KTS Kerry Hill thiết kế,
dùng kính và máy lạnh thật thông minh để tạo ra không gian làm việc dễ chịu và tiết kiệm


Trước hết, kiến trúc xanh mang đến cái lợi trực tiếp chứ không viển vông: giá điện ngày càng cao và nếu tuân thủ thiết kế xanh, hoá đơn tiền điện sẽ giảm rất nhiều do ta giảm được máy lạnh, điện chiếu sáng, điện nấu nước nóng… Chi phí y tế ngày càng cao nên nếu thiết kế xanh, căn nhà sẽ có bầu không khí sạch, giảm thiểu bụi bặm và các hoá chất (có rất nhiều trong vật liệu xây dựng, đồ nội thất, các loại sơn, thảm…) giúp ta giữ gìn sức khoẻ, giảm các chi phí y tế…



Nguyên tắc bố trí máy lạnh đẩy hơi nóng lên cao của Đại học UNSW


Thứ hai, mối đe doạ từ sự xuống cấp của môi trường ngày càng sát sườn: những làng ung thư do môi trường. Thông tin về lượng bụi làm giảm chất lượng không khí của Hà Nội đến mức người ở Hà Nội 10 năm bị bệnh về hô hấp cao gấp nhiều lần người ở dưới 3 năm lại là một cảnh báo nữa. Sự xuất hiện những căn bệnh như dị ứng triền miên vì không khí ở ngay trong nhà ngày càng xấu đi.

Rồi tình trạng thiếu điện nghiêm trọng đang diễn ra vài tuần gần đây lại là một cảnh báo khác nếu cứ xây nhà mà chỉ dựa vào năng lượng điện để làm mát. Rồi những cơn bão hung hãn hiếm thấy thổi tung thành phố Đà Nẵng. Những cơn bão hiếm hoi đã đổ bộ vào Vũng Tàu, Bến Tre hồi năm ngoái cũng là một cảnh báo trực tiếp từ hệ luỵ trái đất bị nóng lên…



Cửa sổ của cao ốc văn phòng dùng máy lạnh mà có thể
lấy gió tự nhiên với cấu tạo chi tiết như hình 2
(cửa sổ nằm ngang tránh được mưa, có lưới
để chống côn trùng...)


Cần biết thêm rằng: 48% tiêu thụ năng lượng toàn thế giới dành cho các công nghiệp xây dựng (chỉ 27% cho vận tải, 25% cho kỹ nghệ). Bạn ngạc nhiên, sao nhiều thế? Thưa: đó là năng lượng cho sản xuất vật liệu xây dựng (sản xuất xi măng, nung gạch, nấu thép…), năng lượng để vận chuyển các thứ ấy đến nơi thi công, năng lượng cho quá trình xây dựng, năng lượng để vận hành công trình (điều hoà, chiếu sáng, cung cấp nước…). Và sau cùng còn cả năng lượng để phá bỏ công trình và vận chuyển xà bần đi đổ bỏ nữa.



Biểu đồ mức giảm năng lượng và khí thải CO2

Với tất cả những tác động gần, xa, những trách nhiệm cùng quyền lợi khái quát trên, ta gần như đoan chắc rằng, nhận thức và áp dụng "kiến trúc xanh" đang đứng ngay trước cửa ngõ nhà mình và không có cách nào khác hơn là phải chú ý và dần áp dụng nó thôi.

Còn tiến sĩ Matthias Krups, chủ tịch tập đoàn thông tin xây dựng BCI và tạp chí kiến trúc FuturArc thì cho rằng: "Đây là trách nhiệm của kiến trúc sư ngay từ khi bắt đầu bản vẽ. Phải cẩn trọng giúp giảm chi phí cho công trình trong suốt vòng đời của nó, qua đó giảm ảnh hưởng đến môi trường".

Xanh là gì?

Đừng nghĩ đến kiến trúc xanh với hình ảnh của các khu resort sang trọng rợp mát hay các toà nhà hi-tech cực hiện đại. Ngắn gọn có thể dùng như những câu hỏi mà tổ chức hàng đầu của giới kiến trúc sư Mỹ - American Institute of Architects - hàng năm đều hỏi khi chọn công trình trao giải top ten công trình xanh: Có sử dụng năng lượng hiệu quả không? Có tận dụng ánh sáng tự nhiên và tiết kiệm nước không? Công trình có hoà nhập với cộng đồng chung quanh không? Tóm lại, cái mà ta xây có tác động thế nào đến thế giới chung quanh ta?

Đừng nghĩ "xanh" là hoàn toàn không dùng máy lạnh mà là cách nhiệt tốt, che chắn nắng tốt…, để máy lạnh hoạt động thấp mà hiệu quả cao.

Xanh không phải là không dùng kính (vì kính giúp đưa ánh sáng vào nhà giảm chi phí chiếu sáng) nhưng phải dùng kính hai lớp, phản quang, cách nhiệt, cách âm, chống bụi tốt.

Ở những nơi có thể, người ta tận dụng tối đa thông thoáng tự nhiên (đôi chỗ dùng máy bơm nhiệt, một loại thiết bị làm mát ít tốn kém hơn máy lạnh). Cải tạo vi khí hậu quanh nhà bằng cây xanh, hồ nước, thảm cỏ… Từ đó tiến dần đến ngôi nhà hoàn toàn dùng thông thoáng tự nhiên (passive house) mà chúng tôi đã đề cập đến trong các số báo trước.

Cần phải tránh thái độ cực đoan về kiến trúc xanh (xanh là mái nhà tranh trong vườn cây xanh mướt). Vì đời sống hiện đại không phải lúc nào cũng như thế được. Hãy nghe giải thích của tiến sĩ Goh Chong Chia, chủ tịch Uỷ ban tiêu chuẩn xây dựng của Quốc hội Singapore, nguyên chủ tịch Tổ chức kiến trúc sư Singapore SIA (Singapore Institute of Architects) về quan niệm và ứng dụng xanh của ông:

Singapore dùng rất nhiều máy lạnh và rất nhiều người phương Tây khuyên chúng tôi đừng dùng nữa. Tôi trả lời rằng: "Khi nào anh ngừng sưởi nhà anh vào mùa đông thì tôi sẽ ngừng máy lạnh". Câu hỏi thật ra phải là: "Làm thế nào để sử dụng năng lượng chạy máy lạnh hiệu quả nhất?". Cải tiến chiếc máy lạnh. Cách nhiệt căn nhà thật tốt. Đừng bao giờ dùng kính một lớp cho nhà vùng nhiệt đới…nào có thể được thì tận dụng gió tự nhiên. Dĩ nhiên điều này không thể được trong một cao ốc văn phòng vốn có quá nhiều người.

http://images.timnhanh.com/tintuc/20070625/nice_pic/580x463/cayxanh1_1182765389.jpg

Giải pháp cây xanh tạo ra vi khí hậu giúp giảm rất
nhiều việc tiêu thụ năng lượng để làm mát (xem biểu đồ)


Tôi luôn cố gắng nâng cao tính cách nhiệt của công trình. Nó rất quan trọng. Cần sử dụng cửa sổ kính đôi vì nó giúp không thất thoát hơi lạnh, giảm tiếng ồn (một loại ô nhiễm). Tất cả sẽ làm cho cuộc sống dễ chịu.

Khác với vùng ôn đới: mặt trời luôn ở phía bắc hay phía nam, tuỳ thuộc nhà ở nam hay bắc bán cầu nên phải mở cửa sổ về hướng đó để lấy nhiệt. Ở vùng nhiệt đới thì ngược lại, chúng tôi cần tránh nhiệt. Mặt trời nằm ở phía đông và tây nên tường quay về phía đó và phải được che chắn cách nhiệt tốt. Mái nhà là nơi bị chiếu sáng suốt ngày nên phải chống nóng cho mái và tôi thường dùng mái có nước, nước cản nóng rất tốt. Dĩ nhiên nó sẽ sinh nhiều vấn đề như muỗi chẳng hạn. Cho nên tuỳ theo vị trí mái có chăm sóc, bảo trì dễ hay không để khắc phục: Thả cá được không? Làm vườn cảnh được không?…

Một giải pháp khác tôi thường làm là đưa một số công năng xuống hầm: phòng nghe nhạc, phòng xem phim gia đình, xưởng… không cần phải có cửa sổ thì tôi cho xuống hầm. Còn những nơi khác thì dùng máy lạnh hiệu quả với tính cách nhiệt tốt.
Bài cùng chủ đề
Bài mới hơn
Bài đã đăng

&lt&lt Trang trước                    Trang sau >>

 
< Trước   Tiếp >


Tư vấn kiến trúc


Tôi có miếng đất ngang 4m dài 8m (4x8) miếng đất nằm giữa 2 căn nhà khác. Tôi dự định xây nhà vào năm 2009. Hai vợ chồng tôi đều sinh 1976. Chúng tôi muốn nhờ các KTS thiết kế giúp tôi xây dựng căn nhà hiện đại,...
Tôi có mảnh đất với diện tích 48,8m2, mặt tiền 3,5m, sâu 14m. Nay tôi muốn xây một căn nhà cấp 4 để ở cho gia đình gồm 2 vợ chồng và 1 con nhỏ. Do điều kiện chưa có nên tôi dự kiến chỉ xây nhà cấp 4. Mong được...
Tôi có miếng đất 4 m x 19,2 m, mặt tiền hướng Nam. Hiện tôi có 100 triệu đồng, nếu cố gắng thêm thì được khoảng 150 triệu. Không biết với số tiền đó có đủ xây nhà có 1 trệt, 1 lầu không? Xin tư vấn cho tôi...
Tôi có mảnh đất diện tích 4,2 x 20m. Hiện tại, gia đình tôi đang có kế hoạch xây nhà. Xin quý công ty tư vấn cho tôi xây nhà thế nào cho hợp lý. Gia đình tôi có 3 người, dự định xây một ngôi nhà gồm có một phòng...
Hiện tại tôi có một phòng ngủ kính thước 4 x 3 m, trên tầng 3, một cửa đi vào phòng, phía đối diện là một cửa đi và một cửa sổ ra ban công. (Tạ Phương)
Làm sao để xây dựng tổ ấm yên bình và hạnh phúc ? Bao người luôn hằng ao ước có một chỗ dựa, một không gian để yêu thương và sinh sống. Mái ấm từ lâu là tiêu điểm và mục tiêu quan trọng của nhiều...
Vốn dĩ hạn chế về không gian, các ngôi nhà ống tại các đô thị chỉ có thể vươn lên bầu trời để tạo thêm nhiều khoảng không sinh hoạt hàng ngày cho gia đình. Nhưng vô hình chung, chính những “cây sào” ấy đã...
Tôi có miếng đất 4 m x 19,2 m, mặt tiền hướng Nam. Hiện tôi có 100 triệu đồng, nếu cố gắng thêm thì được khoảng 150 triệu. Không biết với số tiền đó có đủ xây nhà có 1 trệt, 1 lầu không? Xin tư vấn cho tôi...
Tôi có mảnh đất 32 m2, mặt tiền 3,6 m, sâu 8,5 m, hướng đông bắc. Tôi dự kiến xây nhà từ 2 đến 3 tầng cho vợ chồng và 2 con. Xin ban biên tập tư vấn cho tôi để có một ngôi nhà hợp phong thuỷ và tiện lợi cho nhu...