Nối nhà PDF In E-mail
Người viết: Tuvankientruc.com.vn (PL)   
08/05/2008
Nối hai không gian biệt lập thành một không gian thông suốt là chuyện đơn giản và thường diễn ra trong quá trình phát triển của đời sống: "đục" thêm một cánh cửa để nối hai căn phòng, phá bỏ một bức tường ngăn để biến hai căn phòng nhỏ thành một phòng lớn…

Nhưng, khi nói đến việc nối hai căn nhà để biến hai kiến trúc khác biệt hợp thành một khối nhà thống nhất thì lại không còn là chuyện đơn giản nữa. Bởi, sự việc lúc này không chỉ là nối cho thông suốt mà còn là tái bố trí công năng của các khu vực trong từng toà nhà, đồng thời chọn công năng đúng cho "khúc nối" ấy (chứ không chỉ là một ống hành lang nối) và quan trọng hơn là việc tạo hình toàn cục cho kiến trúc tổng thể.

Bài viết này giới thiệu một "công trình nối" như thế tại Thủ Đức của KTS Pháp Frederic Bolliet và vài kinh nghiệm khác về nối nhà trên thế giới.


 

Nhà nhìn từ phía vườn Nhật Bản

Sân thượng phần nối là nơi liên thông của hai tầng lầu


Mười ba năm trước tại khu đất rộng này toạ lạc ba căn biệt thự với dụng ý cho thuê, sau này người chủ nhân mới - là một doanh nghiệp làm ăn lớn - có ý định khác, họ dùng toàn bộ khu nhà cho công việc gia đình với bố trí sau: một căn phía ngoài để làm nhà khách, hai căn bên trong nối lại thành một làm nhà ở với yêu cầu: đủ chỗ cho các buổi tiếp khách lên đến 100 người và không gian tiếp khách đó càng mở càng tốt.

Để giải quyết việc kết nối, KTS bắt đầu từ yêu cầu tiếp khách, và chọn một giải pháp "nhất cử lưỡng tiện" là dùng ngay chính phần nối này làm một ballroom (phòng rộng dùng để tiếp tân) với các cửa mở rộng ra hai bên, mà một bên là hồ bơi và một bên là khu vườn kiểu Nhật Bản (như vậy đáp ứng được cả yêu cầu về không gian mở).

Khi quyết định chọn công năng của phần nối là nơi tiếp khách, ballroom đồng thời là lối vào chính của nhà thì hai khối nhà cũ sẽ thay đổi công năng, nó không còn là một ngôi nhà với các chức năng nguyên vẹn mà trở thành một bộ phận của khu nhà tổng thể, và được phân bố như sau: nguyên căn biệt thự bên phải chỉ dùng làm phòng ăn, bếp và bên trên là phòng ngủ của hai cháu; ở căn biệt thự bên trái là phòng sinh hoạt gia đình và master bedroom cho cha mẹ. Hai phân khu sinh hoạt riêng này có lối "giao tiếp" riêng từ lầu 1 của toà nhà này đi theo sân thượng của ballroom (tức phần nối) đến lầu 1 của toà nhà kia. Dụng ý này tạo thuận lợi cho sinh hoạt gia đình ngay khi đang có tiếp tân ở bên dưới.

Và sau cùng, để làm hài hoà toàn cục, phần nối thêm được vẽ theo phong cách thống nhất với hai toà nhà cũ và đã tạo ra một tổng thể khá khớp nối. Ta không nhận ra đây là một toà nhà được kết nối từ hai toà nhà cũ.

Hơp nhất 3 biệt thự


Phần nối làm phòng tiếp tân

Góc nhìn từ ngoài, ta thấy bên phải và trái của hình là hai toà nhà 2 tầng cũ và ở giữa là phần nối với ba cửa vào



Bản vẽ mặt bằng căn nhà sau khi nối

Từ phòng tiếp tân nhìn vào phòng ăn gia đình



Hai góc nhìn về phòng tiếp tân, cũng là phần nối hai toà nhà
 

Nối hai khối song song


Bản vẽ cho thấy mặt bằng mái sau khi nối. Các đường đứt  thể hiện không gian bên trong phần nối là khoảng thông tầng, phần gác lửng và một hành lang lộ thiên nối kết hai nhà

Hiện trạng nhà cũ là hai khối trước sau nằm theo phương song song, hơi lệch.


Là giải pháp nối (nhìn từ ngoài vào và trong ra) với lớp mái che bên trên và vách nhôm kính trong suốt, biến không gian nối trở thành một
khoảng thông tầng, sáng, xanh, đồng thời là lối dẫn vào khu vườn nhỏ vừa được cải tạo.


Nối hai khối nhà chéo góc


Bản vẽ mặt bằng

Hiện trạng của hai ngôi nhà cũ nằm theo phương chéo góc (không song song, không vuông góc)



Nhà sau khi nối và nâng cấp tổng thể trông rất hài hoà. Chú ý, phần cầu thang lộ thiên nguyên trạng của khối nhà cũ bên phải được giữ lại làm chỗ trang trí hoa.


Nối hai khối nhà vuông góc

Hai khối nhà được nối bằng một khối cong hình rẽ quạt kết cấu sắt, gỗ và kính tạo sự tương phản nhưng dễ chịu giữa vật liệu cũ và mới



Bên trong phần nối là một phòng sinh hoạt gia đình tuyệt đẹp và tinh khiết.


Nối cùng phương




Bản vẽ mặt bằng

Kiểu nối hai khối nhà nằm trên cùng một trục

Bài cùng chủ đề
Bài mới hơn
Bài đã đăng

&lt&lt Trang trước                    Trang sau >>

Cập nhật ( 08/05/2008 )
 
< Trước   Tiếp >


Tư vấn kiến trúc

Tôi có miếng đất ngang 4m dài 8m (4x8) miếng đất nằm giữa 2 căn nhà khác. Tôi dự định xây nhà vào năm 2009. Hai vợ chồng tôi đều sinh 1976. Chúng tôi muốn nhờ các KTS thiết kế giúp tôi xây dựng căn nhà hiện đại,...
Vốn dĩ hạn chế về không gian, các ngôi nhà ống tại các đô thị chỉ có thể vươn lên bầu trời để tạo thêm nhiều khoảng không sinh hoạt hàng ngày cho gia đình. Nhưng vô hình chung, chính những “cây sào” ấy đã...
Tôi có miếng đất 4 m x 19,2 m, mặt tiền hướng Nam. Hiện tôi có 100 triệu đồng, nếu cố gắng thêm thì được khoảng 150 triệu. Không biết với số tiền đó có đủ xây nhà có 1 trệt, 1 lầu không? Xin tư vấn cho tôi...
Hiện tại tôi có một phòng ngủ kính thước 4 x 3 m, trên tầng 3, một cửa đi vào phòng, phía đối diện là một cửa đi và một cửa sổ ra ban công. (Tạ Phương)
Tôi có mảnh đất diện tích 4,2 x 20m. Hiện tại, gia đình tôi đang có kế hoạch xây nhà. Xin quý công ty tư vấn cho tôi xây nhà thế nào cho hợp lý. Gia đình tôi có 3 người, dự định xây một ngôi nhà gồm có một phòng...
Tôi có miếng đất 4 m x 19,2 m, mặt tiền hướng Nam. Hiện tôi có 100 triệu đồng, nếu cố gắng thêm thì được khoảng 150 triệu. Không biết với số tiền đó có đủ xây nhà có 1 trệt, 1 lầu không? Xin tư vấn cho tôi...
Làm sao để xây dựng tổ ấm yên bình và hạnh phúc ? Bao người luôn hằng ao ước có một chỗ dựa, một không gian để yêu thương và sinh sống. Mái ấm từ lâu là tiêu điểm và mục tiêu quan trọng của nhiều...
Tôi có mảnh đất 32 m2, mặt tiền 3,6 m, sâu 8,5 m, hướng đông bắc. Tôi dự kiến xây nhà từ 2 đến 3 tầng cho vợ chồng và 2 con. Xin ban biên tập tư vấn cho tôi để có một ngôi nhà hợp phong thuỷ và tiện lợi cho nhu...

Tôi có mảnh đất với diện tích 48,8m2, mặt tiền 3,5m, sâu 14m. Nay tôi muốn xây một căn nhà cấp 4 để ở cho gia đình gồm 2 vợ chồng và 1 con nhỏ. Do điều kiện chưa có nên tôi dự kiến chỉ xây nhà cấp 4. Mong được...