Nhà cấu tạo bằng chất dẻo tổng hợp PDF In E-mail
Người viết: Tuvankientruc.com.vn (PL)   
31/05/2008
Các thiết kế sử dụng vật liệu mới gần đây của kiến trúc sư Kengo Kuma người Nhật Bản làm nhiều người có hướng nhìn mới về sử dụng vật liệu. Nó là minh chứng cho ý tưởng phối hợp hợp lý các vật liệu xây dựng không mang tính kiên cố. Ông nói: “nếu có các vật liệu giống như các hạt thì chúng có thể hòa hợp với nhau như những sắc mầu của cầu vồng.”
 
Trước đây, ở Nhật Bản, các ứng dụng mới trong sử dụng vật liệu ít được chú ý đúng mức. Tuy nhiên, gần đây, những thành công đáng kể của các kiến trúc sư Nhật Bản gắn liền với sử dụng vật liệu đã thúc đẩy xu hướng ứng dụng vật liệu mới cả về số lượng lẫn chất lượng.
 
Trong số các vật liệu xây dựng mới, chúng ta phải kể đến vải sợi teflon, than đá, thủy tinh lỏng, bìa các tông, giấy, tấm kim lọai nhiều múi và tấm chắn có khe hở bằng hợp kim nhôm (perforated aluminum). Các vật liệu này có thể tạo nên các sản phẩm nhẹ, hình dạng phong phú và uyển chuyển hơn nhiều so với các vật liệu truyền thống.
 


Kiến trúc sư Shigeru Ban từ lâu đã ủng hộ việc sử dụng các ống cát tông lớn trong xây dựng. Ông đã sử dụng các vật liệu này để xây dựng Nhà Thờ Giấy ( Paper Church) ở Kobe năm 1995 và Gian trưng bày (Japanese Pavillon) của Nhật tại Expo 2000, Hannover, Đức. Mặt khác, trong các “công trình bằng giấy” của mình, Shuhei Endo cũng đã bắt đầu sử dụng các tấm kim loại nhiều múi để tạo các hình xoắn ốc, những đường cong uyển chuyển độc đáo.
 
Theo xu hướng này, Kuma đã bỏ ra nhiều năm nghiên cứu các vật liệu truyền thống cũng như vật liệu mới từ chất dẻo, Polyhydroxybutyrate trong mờ (PHB), tre, ống cứng, dây leo khô, giấy cho đến gạch, xi măng.
 
Ngôi nhà làm bằng chất dẻo của Kuma vào năm 2002 tại một khu phố nhỏ ở Tokyo hầu như được xây dựng hoàn toàn bằng chất dẻo bền vững dạng sợi (FRP). Vật liệu này được sử dụng dưới dạng các thanh dài và các tấm mỏng trong mờ tự nhiên. Trong công trình này, các tấm nhựa  được sử dụng kết hợp với giấy Nhật Bản (Washi) để tăng khả năng kết dính khi kết hợp các loại chất liệu, làm cho kết cấu tốt hơn và tạo độ trong mờ cho bề mặt của cả công trình. Khi có ánh đèn ở trong nhà, các tấm nhựa này sẽ phát sáng làm cho cả tòa nhà rực sáng lên. Công trình này được thiết kế cho mẹ của kiến trúc sư Kuma, một nhà nhiếp ảnh, nhà văn,  tại một khu vực đông dân cư. Hình dạng đơn giản của ngôi nhà phù hợp với quy định của luật xây dựng tại khu đông dân này.
 

 
Ngôi nhà được thiết kế hai tầng gồm có phòng chụp ảnh ở tầng hầm và nơi chụp ngoài trời ở trên sân thượng; nơi có thể nhìn thành phố từ trên cao. Khoảng không gian xung quanh sân thượng được thiết kế phục vụ các buổi tiệc trà lãng mạn dành cho khách đến chụp ảnh.
 
Các phòng khác trong ngôi nhà cũng mở cửa cho khách thăm quan như phòng trưng bày đồ cổ của mẹ Kuma. Dòng người đến thăm quan ngôi nhà không ngớt. Phần trống  nửa sau nhà cũng được dùng làm phòng trà. Nền của phần này được lát bằng các thanh nhựa, có để một giếng trời lấy ánh sang cho tầng hầm.
 
Một phần của ngôi nhà, chủ yếu ở tầng một được lắp kính, nhưng hầu hết các phần còn lại được làm bằng FRP để ngôi nhà có đủ độ sáng và thông thoáng như mong muốn. Loại vật liệu này dường như rất phù hợp trong khu vực dân cư đông đúc.
Kuma đã tận dụng nhiều cơ hội thí nghiệm sử dụng và phát triển các loại chất dẻo khác nhau làm vật liệu xây dựng. Các bức tường bao quanh nhà và vườn cả bên trong và bên ngoài đều được làm bằng các tấm nhựa được gắn trực tiếp với các lớp cách nhiệt trong mờ. Do vậy, các phòng ngủ rất kín đáo vì từ bên ngoài sẽ không nhìn vào trong phòng được. Cũng giống như vậy, các thanh làm hàng rào, mái hiên và ban công cũng nửa đóng, nửa mở. Nhiều các chi tiết khác của ngôi nhà, từ mặt cầu thang đến tay vịn cũng đều làm bằng nhựa. Tuy nhiên, vì lý do kỹ thuật, kết cấu chịu lực của ngôi nhà được làm bằng sắt.
 
Các đặc tính của vật liệu dẻo
 
FRP dày 0.15 inches (khoảng 4 mm) có nhiều hình dạng. Chất liệu đặc biệt này tùy thuộc vào đặc tính của các sợi cấu thành mà  đôi lúc trông hơi giống giấy, đôi lúc lại giống tre. Trong thiết kế ngôi nhà bằng chất dẻo, Kuma đặc biệt chú ý thay đổi các đặc tính hiện hữu của chất liệu; cao su bytyl và vít nhựa đã được sử dụng để không làm giảm độ sáng và độ mờ của loại nhựa này.
Thiết kế của ngôi nhà bằng chất dẻo này được coi như bước đột phá vượt ra khỏi việc xây dựng bằng bê tông trong quá trình Kuma tìm kiếm vật liệu thay thế. Như Kuma nói: “Theo tôi, nếu mô tả kiến trúc của thế kỷ 20 bằng một từ thì đó là từ “bê tông”. Việc tự do và toàn cầu hóa của thể kỷ 20 đã làm cho các phương thức xây dựng khác không được tính đến. Hơn nữa, sức mạnh của các vật liệu rắn được tạo ra từ các chất lỏng dày phù hợp với thời kỳ mà sự riêng tư cá nhân và an ninh được đề cao. Vì thế, việc tìm kiếm các vật liệu thay thế khác không được quan tâm, ngoại trừ việc đưa ra các tiêu chí thay thế các tiêu chí nền tảng của thế kỷ 20 - tự do (tất nhiên là tự do theo nghĩa của thế kỷ này), sức mạnh và an toàn về sự riêng tư cá nhân.”
 

 
Việc Kuma sử dụng vật liệu khác có tính tiếp xúc và tạo bề mặt tốt hơn trong thiết kế ngôi nhà bằng chất dẻo đã làm cho công trình này trở nên quyến rũ hơn nhiều so với những ngôi nhà sử dụng các chất liệu truyền thống theo phong cách sukiya với các tấm gỗ đan theo kiểu mắt cáo (kooshi) và các tấm mành bằng tre (sudare) truyền thống của Nhật Bản dùng để ngăn giữa bên trong và bên ngoài tránh các con mắt dòm ngó từ ngoài.
 
Thực tế, Kuma thuộc nhóm kiến trúc sư có khả năng phá vỡ cảm nhận thẩm mỹ theo lối truyền thống của Nhật Bản thông qua kinh nghiệm của mình và công nghệ cao hiện đại nhất.
 
Phải nhấn mạnh rằng trong nghiên cứu về công trình dạng trong suốt của Kuma chúng tôi không đưa ra các câu hỏi liên quan đến việc xây dựng bằng các chất từ nhựa cây. Những câu hỏi đó cần phải có các câu trả lời có tính thuyết phục trước khi đưa ra bất kỳ mình họa nào. Mặt khác, một khi có được các câu trả lời như vậy,câu hỏi đặt ra là liệu các công trình này hoàn toàn có thể chống nước được không?
Bài cùng chủ đề
Bài mới hơn
Bài đã đăng

&lt&lt Trang trước                    Trang sau >>

 
< Trước   Tiếp >


Tư vấn kiến trúc

Hiện tại tôi có một phòng ngủ kính thước 4 x 3 m, trên tầng 3, một cửa đi vào phòng, phía đối diện là một cửa đi và một cửa sổ ra ban công. (Tạ Phương)
Tôi có miếng đất 4 m x 19,2 m, mặt tiền hướng Nam. Hiện tôi có 100 triệu đồng, nếu cố gắng thêm thì được khoảng 150 triệu. Không biết với số tiền đó có đủ xây nhà có 1 trệt, 1 lầu không? Xin tư vấn cho tôi...
Tôi có miếng đất ngang 4m dài 8m (4x8) miếng đất nằm giữa 2 căn nhà khác. Tôi dự định xây nhà vào năm 2009. Hai vợ chồng tôi đều sinh 1976. Chúng tôi muốn nhờ các KTS thiết kế giúp tôi xây dựng căn nhà hiện đại,...
Tôi có miếng đất 4 m x 19,2 m, mặt tiền hướng Nam. Hiện tôi có 100 triệu đồng, nếu cố gắng thêm thì được khoảng 150 triệu. Không biết với số tiền đó có đủ xây nhà có 1 trệt, 1 lầu không? Xin tư vấn cho tôi...

Làm sao để xây dựng tổ ấm yên bình và hạnh phúc ? Bao người luôn hằng ao ước có một chỗ dựa, một không gian để yêu thương và sinh sống. Mái ấm từ lâu là tiêu điểm và mục tiêu quan trọng của nhiều...
Tôi có mảnh đất với diện tích 48,8m2, mặt tiền 3,5m, sâu 14m. Nay tôi muốn xây một căn nhà cấp 4 để ở cho gia đình gồm 2 vợ chồng và 1 con nhỏ. Do điều kiện chưa có nên tôi dự kiến chỉ xây nhà cấp 4. Mong được...
Vốn dĩ hạn chế về không gian, các ngôi nhà ống tại các đô thị chỉ có thể vươn lên bầu trời để tạo thêm nhiều khoảng không sinh hoạt hàng ngày cho gia đình. Nhưng vô hình chung, chính những “cây sào” ấy đã...
Tôi có mảnh đất diện tích 4,2 x 20m. Hiện tại, gia đình tôi đang có kế hoạch xây nhà. Xin quý công ty tư vấn cho tôi xây nhà thế nào cho hợp lý. Gia đình tôi có 3 người, dự định xây một ngôi nhà gồm có một phòng...
Tôi có mảnh đất 32 m2, mặt tiền 3,6 m, sâu 8,5 m, hướng đông bắc. Tôi dự kiến xây nhà từ 2 đến 3 tầng cho vợ chồng và 2 con. Xin ban biên tập tư vấn cho tôi để có một ngôi nhà hợp phong thuỷ và tiện lợi cho nhu...