Người Trung Hoa cổ cho rằng phong là khí chuyển động, thủy là dòng
nước. Các yếu tố này tác động mạnh mẽ lên con người. Phong thủy tốt thì
con người vui tươi khỏe mạnh và ngược lại.
Phương Nam là Hoả mà thế đất lại nhọn khác nào như lửa gặp lửa,theo
phong thuỷ thì ở đất ấy hay gặp điều kiện tụng. Phương Tây của miếng
đất đới Tượng xem xét là Kim mà thế tròn (Kim) thì gia chủ sẻ giàu có,
thịnh vượng. Phía đông nhà là hướng Mộc lại có thế đất dài là Mộc thì
Môc Mộc tương sinh, trai gái trong nhà giàu sang phú quý.
Ngoài ra quan hệ giữa Thiên, Địa, Nhân còn có quy ước:Tý là Nhân huyệt,
Cấn là Quỷ môn, Tốn là Địa hộ, Bính là Địa huyệt, Khôn là Nhân môn,
Canh là Thiên huyệt, Càn là thiên Môn.
Trong quá trình xem xét phương vị thì Tiên thiên Bát quái của Phục Hy
để phối hợp Âm Dương. Hữu Thiên bát quái của Văn Vương để xếp các Hào
Tượng.
Ra đến địa hình cụ thể thì khu đất có thế bằng phẳng là Dương thì gò
đống nổi cao lại là Âm. Đât Sơn Cước cương dũng nên chọn làm nhà, đặt
mộ ở nơi có mạch nhỏ (long gầy). Đất bình dương bằng phẳng nên chọn vị
trí cao để toạ lạc (khởi đột). Khu đất đẹp bên trái có thanh long (mạch
nước). Bên phải có bạch hổ (dường dài), thế đất đằng trước có ao đầm
toả rộng (chu tước), đằng sau có gò tròn tựa lưng(huyền vũ). Long là
Dương, Hổ là Âm. Long Hổ tương nhượng thì gia đinh hoà thuận, trai gái
sum vầy.
Núi chủ tĩnh (đứng yên) là Âm thì nước chảy (chủ động) là Dương. Thế
đất đẹp là đất có chủ tĩnh quay đầu như động. Nước chủ động lững lờ là
lỡ rộng như chảy, như không, lưu luýên dùng dằng. Núi và nước hiền hoà
bên nhau, cặp kè với nhau, bảo vệ nhau, nuôi dưỡng nhau là thế đất đẹp.
Kiểu luận lý như thế là dựa vào cơ sở trong Dương có Âm, trong Âm có
Dương. Điều hoà Âm Dương là điều quan trọng. Luận Âm Dương rồi Toán ngũ
Hành sao cho mọi suy tính không trùng điều xấu.
Chọn các thế đất, cách chọn hướng, suy cho cùng sau khi loại bỏ nhũng
điều thần bí và mê tín thì cũng chọn địa điểm hợp với điều kiện địa
hình, địa chất công trình, địa chất thuỷ văn, vi khí hậu cho môi trường
sống được thoả đáng.
Thuật phong thuỷ nghiên cứu những vận động tự nhiên của môi trường sống
của con người để mưu cầu sự tiện nghi trong cuộc sống gắn liền với
thiên nhiên. Gặp hướng nghịch thì dùng giải pháp che nắng, chắn gió.
Nóng bức quá thì dùng điều hoà nhiệt độ.
Phong thuỷ ghi lại dấu của một hiện tượng văn hoá xưa.
Đời nay biết mà xem người xưa mưu cầu tiện nghi cuộc sống ra
sao.Thực ra thì người xưa chế tác ra thuật phong thuỷ cũng chỉ là cách
tìm hiểu thiên nhiên và sự vận động của thiên nhiên rồi hạn chế tác
động tiêu cực của thiên nhiên để chung sống vói môi trường sao có lợi
cho con người. Nếu loại bỏ những điều mê tín là sự lợi dụng phong thuỷ
loè bịp thiên hạ để kiếm cơm thì phong thuỷ đâu có chỉ là dị đoan.
Phương vị theo ngủ hành thì chinh giữa là hành Thổ, Bắc thuộc hànhThuỷ,
Đông thuộc hành Mộc, Nam hành Hoả, Tây hành Kim. Còn cách gọi khác:
Thuỷ là nhuận hạ, Hoả là Viên thượng, Mộc la Khúc trực, Kim la Tòng
cách, Thổ la Gia tường. Đó là Chính- Ngũ- Hành.
Như hình này thì Thổ không ở các phương mà nằm ngay chính giữa. Thuật
phong thuỷ chú ý đến toạ sơn, hướng thượng, thực tế ngũ hành chỉ sử
dụng tứ hành cho nên còn có tên của ngũ hành là tứ kinh ngũ hành.
Dần, Ngọ, Tuất hợp thành nhóm Hoả. Tỵ, Dậu, Sửu hợp thành nhóm Kim.
Thân,Tý, Thìn hợp thành nhóm Thuỷ. Tân, Mão, Mùi hợp thành nhóm Mộc.
Mỗi nhóm có ba phương: sinh, vượng, mộ hợp thành nên gọi là tam hợp ngũ
hành.
Bát quái ngũ hành phân biệt khác với chính ngũ hành và các loại ngũ
hành khác. Bát quái ngũ hành chủ trương lấy hình thể ghép thành cụm mà
luận ngũ hành. Bát quái là Càn, Khôn, Chấn, Cấn, Ly, Khảm, Đoài, Tốn.
Theo đồ tiên thiên bát quái thì Càn ở Nam, Khôn ở Bắc, Ly ở Đông, Khảm
ở Tây, Đoài ở Đông Nam, Chấn ở Đông Bắc, Tốn ở Tây Nam và Cấn ở Tây
Bắc. Đến hậu thiên Bát quái thị địa vị của tám quẻ hoàn toàn thay đổi.
Sự thay đổi này do luận lý Âm Dương giao hợp nên.
Càn là Dương thuần, hút khí âm của Khôn biến thành Tốn. Càn biến hoá
lần hai thành Ly, biến hoá lần ba thành Đoài. Khôn là Âm thuần đoạt
dương khí của Càn biến lần đầu thành Chấn, lần hai thành Khảm, lần ba
thành Cấn. Luận vào ngũ hành thì Chấn thuộc Mộc, Canh ghép với Chấn,
Hợi Mùi phối hợp với Chấn do đó Canh, Hợi, Mùi đều thuộc Mộc. Tốn thuộc
Mộc, Tân ghép với Tốn do đó Tân cũng thuộc Mộc. Càn thuộc Kim, Giáp
ghép với Càn nên Giáp cũng thuộc Kim. Đoài thuộc Kim. Đinh ghép với
Đoài, Tỵ, Sửu phối hợp với Đoài nên Đinh Tỵ, Sửu đều thuộc Kim. Khảm
thuộc Thuỷ, Khảm phối hợp với Quý, Quý thuộc Thủy, Thân, Thìn phối hợp
với Khảm nên cũng thuộc Thuỷ. Ly thuộc Hoả. Càn phối hợp với Nhâm thuộc
Hoả Dần, Tuất hợp với Ly nên cũng thuộc Hoả. Khôn thuộc Thổ. ất ghép
với Khôn nên cũng thuộc Thổ. Bính ghép với Cấn nên Bính cũng thuộc Thổ.
Tượng trưng của bát quái thì Càn là Trời, Khôn là Đất, Cấn là Núi, Khảm
là Nước, Đoài là Đầm nước, Ly là lửa, Chấn là Sấm và Tốn là Gió.
Bát quái chủ yếu dùng minh định phương vị. Chu Dịch chỉ rõ: Vạn vật ra
đời từ Chấn, Chấn là phương Đông, bình tại Tốn, Tốn là Đông Nam, Ly là
sáng sủa, vạn vật gặp nhau nên Ly là phương Nam. Thánh nhân quay mặt về
phương Nam để xét việc thiên hạ. Khôn là Đất nuôi vạn vật. Đoài là giữa
mùa Thu, là sở thuyết của vạn vật. Càn chỉ phương Tây Bắc, nơi âm dương
sát kề nhau. Khảm là nước, là phương chính Bắc, là nơi quy tụ của vạn
vật. Cấn chỉ Đông Bắc, là nơi kết thúc cũng là nơi mở đấu của mọi việc.
Hồng phạm ngũ hành phân biệt khác trên như sau:
Giáp Dần Thìn Tốn Mởu Khảm Tân Thân thuộc Thuỷ
Chấn Cấn Tỵ thuộc Mộc
Ly Nhâm Bính ất thuộc Hỏa
Đoài Đinh Càn Hoại thuộc Kim
Sửu Quý Khôn Canh Mùi thuộc Thổ
Trên đây là loại ngũ hành thông dụng. Ngoài ra còn nhiều loại ngũ hành
khác như Tứ sinh ngũ hành, Song sơn ngũ hành, Huyền không ngũ hành,
Hướng thượng ngũ hành, Nạp Âm ngũ hành, Địa chi ngũ hành….nhiều vô kể.
Cụ thể của phong thuỷ thì thế đất tròn là Kim, thế dài là Mộc, thế nhọn là Hoả, thế vuông là Thổ, thế như sóng gợn là Thuỷ.
Khi chọn đất phải dựa vào ngũ hành tương sinh mà luận đoán. Tránh ngũ
hành tương khắc là điều thầy phong thuỷ tâm niệm hàng ngày.
Tuy thế sự vận dụng ngũ hành trong phong thuỷ rất lung tung. Thầy phong
thuỷ cho rằng ngũ hành là cương lĩnh của Âm Dương, là quyền của tạo hoá
cho nên mọi việc trong nghề phong thuỷ đều phải dựa vào ngũ hành.
Mọi phương án lập thành đều do lý luận dựa vào ngũ hành mà phán đoán.
Hiện nay ta có thể coi rằng nhiều luận đoán là võ đoán. Tuy thế, có một
số luận đoán là khả tín.
Luận đoán kiểu ngũ hành tương ngộ, đại loại xem sự sinh – khắc ra sao,
xem khi phối hợp sẽ dẫn đến kết quả thế nào. Xin dẫn ra đây để minh
chứng những điều luận đoán của thầy phong thuỷ, để chúng ta thấy một
luận lý , không phải đây là một cáh luận lý chung nhất và điều đúng sai
còn phải bàn.
Khi thuỷ gặp thuỷ thường dẫn đến điều không tốt, gia đình dâm loạn.
Phương Bắc là thuỷ mà có nước ngấm vào nhà, vào mồ thì không tốt.
Phương Nam là hoả mà có thế đất hình tam giác nhọn, như thế hoả gặp hoả
thầy phong thuỷ đoán rằng ở nơi đất ấy thường sinh kiện tụng. Phương
Tây thuộc Kim mà có thế đất dáng tròn (kim hình) thì nhà như thế của
cải ùn ùn kéo đến. Phương Đông thuộc Mộc mà thế đất lại có hình dài
(Mộc hình) gia chủ sẽ có con cái đuề huề, giàu sang phú quý.
Đối với mảnh đất làm nhà hay nơi huyệt táng, nếu lấy vị trí ngôi nhà
hay ngôi mộ làm mốc phương vị thì phong thuỷ gọi bên trái là Thanh
long, bên phải là Bạch hổ, đằng trước là chu tước, miếng đất ngay sát
nhà là Minh đường, đằng sau là Huyền vũ.
Tốt nhất thì bên trái có dòng nước nhỏ chảy lững lờ cho đúng nghĩa
Thanh long(con rồng xanh). Bên trái có nước chảy theo dòng, cha và con
trai vinh hiển mát mặt với đời. Bên phải có Bạch hổ (hổ trắng) lại có
đường dài men theo rìa đất thì con gái trong nhà đảm đang sung sướng.
Bạch Hổ mà lại có đình chùa miếu mạo hoặc vũng úng ngập là điều kiêng
kị. Đất ở như thế dễ sinh tử biệt trong nhà. Trước nhà có ao hồ ôm đảo
nhỏ hình tròn thì con gái trong nhà vẻ vang phú quý. Chu tước có sông
dài bao bọc làm thành án thư như hình cái bàn kê trước nhà, trước mộ
thì con cái trong nhà gaìu sang hiển vinh. Thế đất này gọi là Thiên cát
(có lầu gác nhà trời). Sau nhà thế đất đùn tròn như mây đùn,xúm xít sum
vầy gọi là huyền vũ có thế bích dài (đài biếc), lộc không được để hố
sâu. Truyền thuyết kể rằng sau mộ Tổ Khuất Nguyên bên Tàu có hố sâu nên
ông này chết uổng.
Núi non, sông nước, thiên nhiên, gò đống long mách sắp xếp trên mặt đất
đã tạo cho hoạ phúc cho người lưu tới. Thầy phong thuỷ cho rằng mình có
nhiệm vụ tìm ra chỗ ở, chỗ táng cho người ở, con cháu người táng được
điều lành, được phúc ấm. Muốn có thế đất như ý phải học qua lý khí và
thấu tìm. Điều hết sức quan trọng trong phong thuỷ bản thân người thầy
phải tu nhân tích đức. Tiên tích đức, hậu tầm long: Cái gốc của tìm đất
là thầy phải ăn ở, suy nghĩ cho có nhân bản, có đạo lý làm người. Đã
gọi là tích đức thì không phải ngày một ngày hai mà có ngay đựoc. Chỉ
hăm hở tìm đất thì sẽ bị trời che mất mắt, lòng dạ tối tăm, đất đẹp
trước mắt mà như mù, không thấy được. Đức sáng thì có khi thế đất hay,
chẳng cần luận lý cầu kỳ mà tâm đức với thiên nhiên đã đồng cảm, lòng
thấy ngất ngây tận hưởng mà khi đã tích đức tu nhân tạm cho là đủ thì
chẳng cần đất đẹp xấu làm gì. Những người đã đạt đạo lý ấy, tự thân
nhận thức cái có với cái không hầu như nhào quyện. Đến đây, câu chuyện
phong thuỷ dẫn thành triết lý cuộc sống, không còn đơn thuần là phép
địa lý thực hành nữa. Tiếp tục bàn không phải là đối tượng của bài viết
này. << Trang trước Trang sau >> |