Phong thủy với thiết kế đô thị và TT thương mại PDF In E-mail
Người viết: Tuvankientruc.com.vn (PL)   
20/06/2008

Từ năm 2000 trước công nguyên, người Trung Quốc đã phát triển các đô thị một cách trật tự và quy hoach kiểu mẫu kẻ ô trong bàn cở, ngăn nắp đến nỗi nhà cầm quyền có thể kiểm soát dễ dàng an nình trật tự và cho phép kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển thuận lợi. Các đô thị này cũng được thiết kế chống lại rủi ro, giúp giao thông và việc cung cấp nước được dễ đang. Các tường hào bao quanh nhằm đảm bảo an nình cho các khu định cư trong đô thị, vài đô thị có đến 3 lớp tường bao quanh để chống lại kẻ địch.

Lịch sử


Cách đây khoảng 3000 năm, người Trung Quốc đã áp dụng khái niệm âm dương vào việc thiết kế đô thị. Âm biểu tượng bằng số chẵn và dương là số lẻ. Như thế, các tường hào có bề ngang và bề dài không bằng nhau, 1 theo số âm và 1 theo số dương. Đường phố bên trong đô thị được quy hoạch theo hướng Đông – Tây hoặc Bắc – Nam.

Ở phía Bắc theo nguyên tắc nên có đồi cao che chắn, phía Đông nên có dòng nước và gò đống tượng trưng cho của cải, phía Nam nên có ao hồ và phía Tây nên có đồi nhỏ và đường đi để bảo vệ.

Các dòng nước quanh co và địa hình dợn sóng đều là dấu hiệu có ảnh hưởng tốt. Đường thẳng hoặc gẫy khúc là dấu hiệu của ảnh hưởng xấu.

Thành cổ Bình Dao nằm ở miền Trung tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc

Lý thuyết phong thuỷ trong xây dựng, lý tưởng nho gia và hệ thống tôn ti về xâ hội và chính trị của Trung Quốc cổ đại đã phản ánh rõ ràng trong hoạ đồ các đô thị cổ. Thí dụ các đô thị được xây dựng trước và trong đời Hán (205 trước công nguyên) đều có hình vuông, vuông tượng trưng cho đất; có vách thành bao quanh, mỗi cái có 3 cỏn, số 3 tượng trưng cho sự trưởng thành; có chín lộ chính chạy theo hướng Đông – Tây và Bắc – Nam, số 9 tượng trưng cho trường thọ; phía Đông có đền thờ tổ tiên, phía Tây có đền thờ các vị thân địa phương. Cung điện của nhà Vua nằm ở chỗ cao nhất trên trục Bắc – Nam. Kinh đô Tràng An được xây dựng theo lối này.

Đô thị Lạc Dương được xây dựng vào đời nhà Ngụy (220 – 265) trên một vị trí có phong thuỷ tốt. Có núi phía Bắc và sông Lạc Thuỷ phía Nam. Cung điện ở phía Bắc trên trục chính của thành phố. Toàn thể đô thị có tường bao quanh, trong khi cung điện cũng có tường hào riêng. Một con kinh nhân tạo chảy qua 3 cổng liên tiếp, tượng trưng cho sự giàu sang và thành công của gia đình hoàng tộc. Dọc theo trục trung tâm, ngay sau cổng thứ nhì, bên trái và bên phải đều có đền thờ tổ tiên và phong thuỷ chín tầng.

Ân Khư là di tích của kinh đô nhà Thương (Ân), nay thuộc trung tâm của tỉnh Hà Nam - Trung Quốc.

Người Trung Quốc không phải là dân tộc duy nhất xây dựng các đô thị theo mẫu đường thẳng. Ở phương Tây cũng có người xây dựng đô thị và các trung tâm thương mại theo kiểu bàn cờ, chẳng hạn như ở Pháp, Rouen vào thế kỷ thứ 10 được xây dựng theo mẫu đường thẳng với sông Seine chảy qua cổng chánh các đường phố thẳng góc nhau. Như vậy, khái niệm của ngưòi Pháp về phát triển đô thị cũng trùng hợp với các quy luật của phong thuỷ.

Thật là lý thú khi ghi nhận rằng vào đời Nguyên (1206 – 1368), hoạ đồ đô thị đã thay đổi chút ít, cung điện không được xây cất ở phía Bắc thành phố mà trái lại ở phía Nam dọc theo trục giữa. Tại sao vậy? Bởi vì vị trí của khí đã thay đổi. Dưới đời Nguỵ và Tấn, trong đô thị vuôn vức, khí mạnh mẽ nhất ở phía Bắc; nhưng đến đời Nguyên thì khu vực đầy sinh khí lại ở phía Nam, cho nên các Vua nhà Nguyên đã xây dựng cung điện ở phía Nam.

Qua việc đánh giá các đô thị cổ, ta có thể kết luận rằng cung điện Vua chúa được xây dựng theo các vị trí có đầy sinh khí và di chuyển tuỳ theo biến đổi của phong thuỷ.

Khu cung điện đời Minh được tái lập ở phía Bắc trong Kinh đô Bắc Kinh, phải chăng theo sự di chuyển của khí? Toàn thành phố Bắc kinh có vách thành bao quanh, lối vào phần hạ của thành phố phải qua 7 cổng, lối vào phần thượng phải qua 9 cổng oai nghiêm. Cấm thành của đời Minh và Thanh, trong đó có khu cung điện của nhà Vua nơi dân thường không được vào được đóng kín không những bằng vách thành mà cả bằng vòng nước và hào sâu. Bên phải và bên trái của thành phố, ngay bên ngoài khu cung điện là các đền thờ tổ tiên. Kích thước của cấm thành (960m * 760m) đáp ứng các yêu cầu về địa lý. Bên trong cấm thành có nhiều nét đặc trưng, như cổng chính là Vũ môn đưa đến cầu Kim Thuỷ là biểu trưng cho vinh quang, tráng lệ và giàu có. Cầu Kim Thuỷ gồm 5 nhịp, phù hợp với ngũ hành, hài hoà với con sông, giống như con rồng biểu tượng dương, còn nước biểu tượng âm.

Cố Cung trước đây gọi là Tử Cấm Thành, nằm ngay giữa trung tâm thành phố Bắc Kinh trước đây là cung điện của các triều đại nhà Minhnhà Thanh Trung Quốc.

Thứ bậc về chiều cao, hình dáng và không gian được chứng minh qua lối xây dựng toàn thể cung điện. Ba điện chính là Thái Hoà, Trung Hoà và Bảo Hoà được xây dựng trên những tầng đá hoa cương, vừa đáp ứng yêu cầu của phong thuỷ vừa đánh dấu tầm quan trọng của cung điện. Những tượng rùa và hạc bằng đồng đều tượng trưng cho sự trường thọ. Màu sắc và các bàn ghế đều phù hợp với các phong thuỷ.

Các biến cố trong lịch sử của Trung Quốc cũng trùng hợp với sự chuyển động của khí theo chu kỳ 20 năm. Theo quyển Lạc thư đồ, năm 414 khí ở miền Nam nhưng các kinh đô Lạc Dương và Trường Anh thì ở nơi khác cho nên phong thuỷ không thuận lợi; năm 881 các phiến loạn đã gây phiền phức cho Hoàng đế đương thời. Nội loạn kéo dài đến năm 904, bấy giờ Hoàng đế bị sát hại. Điều này chứng mình khí đã cạn ở kinh đô.

Năm 1291 khi Hốt Tất Liệt thống lĩnh Trung Quốc, ông đã khôn ngoan đặt kinh đô ở phương Bắc, có lẽ vì được báo cáo rằng khí đã tập trung ở miền Bắc.

Tập hợp các sở buôn bán

Khi định vị các trung tâm thương mại và doanh nghiệp, điều quan trọng là tìm ra khu vực có rồng và khí. Định vị các toà nhà quan trọng nhất ở vị trí nhô lên. Đưa sinh hoạt vào các trung tâm này bằng cách mở các sân có phong cảnh lộ thiên, sao cho có tương phản âm dương. Khu lộ thiên, khu xây dựng tương ứng với nhau, cung ứng các tiện nghi như lối đi có mài che, các hành lang nối liền nhau và những chiếc cầu trên cao giúp lưu thông được dễ dàng và an toàn. Nếu có thể, tạo những cảnh nhìn xa qua lối hẹp đến những chỗ nổi bật nhất của toà nhà. Tạo những khu vực xanh và những “lá phổi” bên trong tầng cao và khu vực đông đúc. Bảo đảm các cơ sở buôn bán được tập hợp sao cho có quân bình. Về chiều cao và lối kiến trúc, các toà nhà quan trọng nhất phải ở vị trí trung tâm, chỗ cao nhất.

Dubai World Trade Centre District, Dubai, United Arab Emirates 1

Nếu có đồi núi và biển trong vùng, hãy cho các cơ sở mặt hướng ra biển, lưng quay về đồi núi. Nếu có suối hay sông hãy dùng các dòng nước thiên nhiên này làm nổi bật các toà nhà nhân tạo.

Phong thuỷ cũng liên quan đến hình thù, dáng vẻ và cách bố trí toà nhà xung quanh, các qui cách sau đây áp dụng cho việc tập hợp và bố trí các cơ sở buôn bán.

Xây dựng với mộ dãy nhà với chiều cao, dáng vẻ, hình thể và kích thước hoàn toàn không tương quan nhau là điều khó ưa, vì nó có nghĩa là không quân bình về phong thuỷ.

Thiết kế một dãy cở sở buôn bán thống nhất các nét đặc trưng về kiến trúc và xây dựng là thực hành phong thuỷ có hiệu quả. Thí dụ: Nếu một toà nhà được xây dựng bằng gạch chịu lực nặng thì các toà nhà kế cận cũng nên xây bẳng loại gạch tương tự; điều này làm nổi bật sự thống nhất và tương hợp cuả các toà nhà.

Một thí dụ điển hình là quảng trường của trung tâm Rockefeller ở New York được các toà nhà khác đóng khung, các khu nhà 6 tầng giống nhau dọc theo đại lộ thứ năm đều theo kiểu cách, xử trí kiến trúc, vật liệu xây dựng y hệt, tạo nên sự hài hoà, thống nhất và quân bình; tóm lại phong thuỷ tốt.

Emerald Gateway Project, Abu Dhabi, United Arab Emirates

Nên đưa những nét đặt trưng thống nhất vào các khi cở sở thương mại trong vùng, chẳng hạn như những chiều cao chung trong diễn đàn, những hàng cột và mái nhà để có quân bình. Thí dụ điển hình là trung tâm Lincoln ở New York.

Nếu một cửa hiệu được xây cất trong một dãy cửa hiệu có 5 tầng lầu thì nó cũng phải có 5 tầng lầu. Nếu nó chỉ có 1 tầng hoặc 10 tầng thì sẽ mất quân bình. Mặt khác nếu cửa hiệu có bề ngang quá hẹp trong khi các cửa hiệu kế cận khác có mặt tiền rộng rãi thì phong thuỷ cũng xấu đi.

Không nên trang trí các vách tường với gương phản chiếu vì chúng tạo nguồn gốc chói loà các đồ vật khác. Về phong thuỷ, chói loà là hình dạng sát khí. Ở các xứ nhiệt đới, các vách tường kính như thế giữ lại hơi nóng làm mất quân bình âm dương.

Trong cách bố trí các toà nhà thương mại, nên tránh nối ghép hình chữ T đối diện cửa chính hoặc khoảng trống của khu buôn bán chính. Các nối ghép hình chữ T làm khí quá rung động khi vào toà nhà, gây ra ảnh hưởng xấu. Cần phối trí về kích thước cho 1 dãy nhà hoặc 2 dãy nhà cất ở hai bên đường nên tránh những kích thước không tương quan của các cửa sổ hoặc những phần nhà xây lồi ra ngoài.

Pentominium, Dubai Marina, Dubai, United Arab Emirates

Sự sắp xếp màu sắc cũng đóng một vai trò quan trọng trong một nhóm hay một dãy cơ sở thương mại. Một lần nữa hài hoà và quân bình đều cần thiết để tạo một phong thuỷ tốt. Thí dụ: một cửa hiệu sơn màu nâu có vẻ chướng mắt khi phần còn lại của dãy nhà đều sơn màu trắng hoặc ngói của ngôi nhà này sơn màu lục trong khi các ngôi nhà kế cận màu đỏ. Cho nên quân bình và hài hoà phải là mục tiêu của thiết kế ở mọi mức độ.

Quảng trường và các sân lộ thiên hoặc bán lộ thiên là những tiện nghi cần thiết cho các khu thương mại rộng rãi để có sự khuây khoả về không gian và tác động như là yếu tố âm phản với yếu tố dương là toà nhà nhân tạo. Nếu quảng trường không có vách tường hoặc nhà bao quanh thì nó khó mà giữ khí lại.

Đường đi không chỉ là phương tiện đi chỗ này đến chỗ kia mà còn là phương tiện dẫn khí nữa. Cho nên cần quy hoạch các đường đi sao cho không dẫn sát khí vào cơ sở thương mại. Một con đường ngoằn ngoèo có vẻ làm đảo lộn quân bình, trái lại một đường thẳng có hiệu quả tốt nhất.

Emerald Gateway Project, Abu Dhabi, United Arab Emirates

Ở Hoa Kỳ có nhiều thí dụ về thiết kế đô thị và khu thương mại rất thành công, chẳng hạn như trung tâm Rockefeller có những khoảng không gian đi bộ tuyệt hảo, những hành lang lưu thông phục vụ cho các toà nhà một cách sinh động, những thực vật ở khu lộ thiên trung ương đưa toàn thể môi trường lại gần với thiên nhiên hơn.
Bài cùng chủ đề
Bài mới hơn
Bài đã đăng

&lt&lt Trang trước                    Trang sau >>

 
< Trước   Tiếp >


Tư vấn kiến trúc

Tôi có miếng đất ngang 4m dài 8m (4x8) miếng đất nằm giữa 2 căn nhà khác. Tôi dự định xây nhà vào năm 2009. Hai vợ chồng tôi đều sinh 1976. Chúng tôi muốn nhờ các KTS thiết kế giúp tôi xây dựng căn nhà hiện đại,...
Tôi có mảnh đất 32 m2, mặt tiền 3,6 m, sâu 8,5 m, hướng đông bắc. Tôi dự kiến xây nhà từ 2 đến 3 tầng cho vợ chồng và 2 con. Xin ban biên tập tư vấn cho tôi để có một ngôi nhà hợp phong thuỷ và tiện lợi cho nhu...

Làm sao để xây dựng tổ ấm yên bình và hạnh phúc ? Bao người luôn hằng ao ước có một chỗ dựa, một không gian để yêu thương và sinh sống. Mái ấm từ lâu là tiêu điểm và mục tiêu quan trọng của nhiều...
Tôi có mảnh đất diện tích 4,2 x 20m. Hiện tại, gia đình tôi đang có kế hoạch xây nhà. Xin quý công ty tư vấn cho tôi xây nhà thế nào cho hợp lý. Gia đình tôi có 3 người, dự định xây một ngôi nhà gồm có một phòng...
Tôi có miếng đất 4 m x 19,2 m, mặt tiền hướng Nam. Hiện tôi có 100 triệu đồng, nếu cố gắng thêm thì được khoảng 150 triệu. Không biết với số tiền đó có đủ xây nhà có 1 trệt, 1 lầu không? Xin tư vấn cho tôi...
Hiện tại tôi có một phòng ngủ kính thước 4 x 3 m, trên tầng 3, một cửa đi vào phòng, phía đối diện là một cửa đi và một cửa sổ ra ban công. (Tạ Phương)
Tôi có miếng đất 4 m x 19,2 m, mặt tiền hướng Nam. Hiện tôi có 100 triệu đồng, nếu cố gắng thêm thì được khoảng 150 triệu. Không biết với số tiền đó có đủ xây nhà có 1 trệt, 1 lầu không? Xin tư vấn cho tôi...
Vốn dĩ hạn chế về không gian, các ngôi nhà ống tại các đô thị chỉ có thể vươn lên bầu trời để tạo thêm nhiều khoảng không sinh hoạt hàng ngày cho gia đình. Nhưng vô hình chung, chính những “cây sào” ấy đã...
Tôi có mảnh đất với diện tích 48,8m2, mặt tiền 3,5m, sâu 14m. Nay tôi muốn xây một căn nhà cấp 4 để ở cho gia đình gồm 2 vợ chồng và 1 con nhỏ. Do điều kiện chưa có nên tôi dự kiến chỉ xây nhà cấp 4. Mong được...