5 bước tổ chức nhà bếp PDF In E-mail
21/08/2008

Dù kích thước bếp của bạn thế nào cũng nên có một cách tổ chức để bếp gọn, dễ di chuyển khi nấu ăn, lại tận dụng hết diện tích. Sau đây là 5 cách sắp xếp, tổ chức giúp bạn có một nhà bếp hết sức tiện dụng và gọn ghẽ

Kiểm kê

Để ý đến chỗ hiện nay chứa các vật dụng trong tủ nơi nào ít sử dụng và thường xuyên sử dụng. Nghĩ xem bạn thích cái gì và không thích cái gì khi phải sắp xếp lại cũng như tham khảo những người nội trợ khác về sự sắp đặt nhà bếp của họ. Thậm chí khi thăm bếp của người khác, hãy chú ý sự di chuyển của họ trong bếp, xem họ sắp xếp như thế nào và tìm hiểu lý do của sự sắp xếp đó là do thói quen hay vì tính hiệu quả. Từ đó tìm ra sự sắp xếp lý tưởng cho căn bếp của mình. Hãy tự hỏi “Mình muốn giữ cái gì và phải làm cách nào?”. Nghĩa là bạn phải đo những kệ, hộc tủ, bình ấm, chảo... để cho mọi thứ ở vào chỗ thích hợp nhất.

Phân loại

Làm những thùng có 3 nhãn: “giữ lại”, “bỏ đi” và “xem lại”. Sau đó dọn sạch những tủ, hộc và ngăn kệ. Cho mỗi thứ vào một thùng “giữ lại” cái bạn cần, bạn thích hay nghĩ là nó đẹp. Những thứ bạn cần là cái bạn thường dùng và tạo hiệu quả cho bếp. Thùng là cần cân nhắc trong một thời gian nữa dù cho những thứ đó có hay không. Nếu bạn khó xử khi phải quyết định giữ lại hay quăng nó đi, hãy cho nó vào thùng “xem lại”, ghi lại ngày, tháng rồi đặt nó trong kho hay tầng hầm. Nếu trong vòng 4 tháng bạn không lấy nó ra thì hãy quăng nó đi.

Chia tay những thứ đôi khi cũng khó vì lý do giá cả hay nó là vật kỷ niệm. Nếu nhớ ra rằng nó còn hữu ích được với một người nào khác, thì thật đơn giản, hãy cho đi ! Những thứ trong hộp “bỏ đi” của bạn là vẫn còn xài được có thể đem bán hay cho từ thiện.

 Không gian thay thế

Bạn nên kiểm kê trước khi bạn dọn dẹp ngăn tủ, vì nó sẽ cho bạn hình dung được việc xếp đặt mọi thứ hơn là sau quá trình phân lọc lại.

Đặt những thứ thường xuyên dùng ở chỗ dễ lấy để có thể kiểm soát được như thiếu thì mua liền chứ không đợi phải hết mới mua. Sau đây là gợi ý:

- Hãy đảm bảo chiều dài, chiều rộng và chiều cao cho những vật hay dùng: ấm bình, chảo, tô, thiết bị gia dụng hay những dụng cụ. Việc này cho phép bạn lưu giữ thoải mái mà không phải nhét một cách khó nhọc.

- Định rõ không gian đặc biệt cho mỗi cái. Khi bạn làm như thế, bạn sẽ dành chỗ để đặt mọi thứ trở lại đúng nơi của chúng và sẽ ít thất lạc. Nên sắp xếp một cách logic.

- Tiết kiệm động tác. Đặt vật dụng gần chỗ sử dụng, như: tách, ly gần bồn rửa hay tủ lạnh; nồi chảo gần bếp; những hũ gia vị dầu ăn ở nơi chuẩn bị chế biến. Để dễ lấy, những cái dĩa thường để trên cao gần bồn rửa hay máy rửa chén, nhưng để giúp trẻ trong nhà có thể phụ bạn, hãy cân nhắc thêm .

- Chia không gian cho mọi thứ tùy theo việc sử dụng có thường xuyên hay không. Giữ một không gian dư dùng vào những dịp đặc biệt trong phòng ăn hay nơi nào khác để tránh lấy không gian của bếp. Vật dụng để ở trên hay dưới còn tùy thuộc trọng lượng của mỗi thứ.

- Chỉ để những vật dụng nhà bếp trong bếp thôi. Đừng để những vật dụng khác làm lộn xộn không gian bếp của bạn.

 Kế hoạch cho tương lai

Nếu bạn đã có kế hoạch mua một vật dụng gì lớn, để chuẩn bị cho cái mới, trong quá trình sắp xếp hãy tổ chức lại.

Giữ 15% bếp trống để thuận tiện cho những vật dụng mới. Nếu bạn không có nhiều không gian để đặt, nên theo cách: “1 cái mới vào thì hãy bỏ đi 1 cái cũ”.

 Đảm bảo một nơi không lộn xộn

Sau khi dọn dẹp, bạn sẽ phải đặt tất cả mọi thứ vào bếp trở lại, bạn sẽ phải làm việc theo một hệ thống mới. Hãy có lý do chính đáng để duy trì cái cũ, một sự di chuyển thuận tiện và giữ mọi thứ theo một trật tự. Nên thường xuyên đánh giá lại chức năng hệ thống nhà bếp, nếu không còn thích hợp với nhu cầu thì hãy thay đổi.

 Nguồn: interiorhcmc.edu.vn

Bài mới hơn
Bài đã đăng

&lt&lt Trang trước                    Trang sau >>

Cập nhật ( 22/08/2008 )
 
< Trước   Tiếp >


Tư vấn kiến trúc

Tôi có mảnh đất 32 m2, mặt tiền 3,6 m, sâu 8,5 m, hướng đông bắc. Tôi dự kiến xây nhà từ 2 đến 3 tầng cho vợ chồng và 2 con. Xin ban biên tập tư vấn cho tôi để có một ngôi nhà hợp phong thuỷ và tiện lợi cho nhu...
Tôi có mảnh đất với diện tích 48,8m2, mặt tiền 3,5m, sâu 14m. Nay tôi muốn xây một căn nhà cấp 4 để ở cho gia đình gồm 2 vợ chồng và 1 con nhỏ. Do điều kiện chưa có nên tôi dự kiến chỉ xây nhà cấp 4. Mong được...
Tôi có miếng đất ngang 4m dài 8m (4x8) miếng đất nằm giữa 2 căn nhà khác. Tôi dự định xây nhà vào năm 2009. Hai vợ chồng tôi đều sinh 1976. Chúng tôi muốn nhờ các KTS thiết kế giúp tôi xây dựng căn nhà hiện đại,...
Tôi có mảnh đất diện tích 4,2 x 20m. Hiện tại, gia đình tôi đang có kế hoạch xây nhà. Xin quý công ty tư vấn cho tôi xây nhà thế nào cho hợp lý. Gia đình tôi có 3 người, dự định xây một ngôi nhà gồm có một phòng...

Hiện tại tôi có một phòng ngủ kính thước 4 x 3 m, trên tầng 3, một cửa đi vào phòng, phía đối diện là một cửa đi và một cửa sổ ra ban công. (Tạ Phương)
Làm sao để xây dựng tổ ấm yên bình và hạnh phúc ? Bao người luôn hằng ao ước có một chỗ dựa, một không gian để yêu thương và sinh sống. Mái ấm từ lâu là tiêu điểm và mục tiêu quan trọng của nhiều...
Tôi có miếng đất 4 m x 19,2 m, mặt tiền hướng Nam. Hiện tôi có 100 triệu đồng, nếu cố gắng thêm thì được khoảng 150 triệu. Không biết với số tiền đó có đủ xây nhà có 1 trệt, 1 lầu không? Xin tư vấn cho tôi...
Vốn dĩ hạn chế về không gian, các ngôi nhà ống tại các đô thị chỉ có thể vươn lên bầu trời để tạo thêm nhiều khoảng không sinh hoạt hàng ngày cho gia đình. Nhưng vô hình chung, chính những “cây sào” ấy đã...
Tôi có miếng đất 4 m x 19,2 m, mặt tiền hướng Nam. Hiện tôi có 100 triệu đồng, nếu cố gắng thêm thì được khoảng 150 triệu. Không biết với số tiền đó có đủ xây nhà có 1 trệt, 1 lầu không? Xin tư vấn cho tôi...