Ngôi nhà Mỹ dưới chân đỉnh Phú Sỹ |
Người viết: Tuvankientruc.com.vn (PL) | |||||
03/10/2008 | |||||
Fuji - Phú Sỹ thiêng liêng biểu tượng cho tinh thần Nhật Bản. Một căn nhà nông thôn truyền thống minka của Nhật Bản dưới chân Phú Sỹ mang phong cách pha trộn với kiến trúc châu Âu của chủ sở hữu đến từ Alabama, Mỹ là một sự kết hợp thú vị. Vào
đầu Đệ tứ kỷ, mảnh đất sau này sẽ trở thành nước Nhật, hãy còn là bờ
biển lục địa châu Á mênh mông. Vùng biển này ít thu hút con người và
động vật. Nhưng các thế kỷ đã dệt nên công trình khắc nghiệt của nó: sự
trôi dạt của các lục địa đã khiến cho mảnh đất hình cong của nước Nhật
tương lai bị cắt vụn và tách ra kéo theo những con người, con vật và
cây cỏ trên lưng nó. Những
khu rừng tuyệt vời bao phủ 67% diện tích mấp mô không người ở của nước
Nhật, luôn luôn phải đấu tranh với nạn lở đất, đã bảo đảm sự cần thiết
phải tự cứu lấy mình và tạo nên lòng kính trọng và cả một sự 'sùng bái'
cây cỏ sâu sắc trong nhân dân Nhật. Những
con người sáng tạo, những người thợ thủ công và những nhà xây dựng đã
nâng tình yêu đối với cây cỏ lên đỉnh cao, nó là cái cuống rốn thật sự
nối liền con người với các thần linh thiên nhiên, và đối với đền chùa
và nhà ở, họ hầu như chỉ dùng gỗ làm vật liệu xây dựng. Phòng khách là nơi tụ họp của nhiều phong cách thiết kế khác nhau Những súc gỗ khổng lồ được sử dụng làm xà nhà "Nhà
kiến trúc trước hết là một người thợ mộc" (M.Gonse). Họ có cái thú đẽo
gọt gỗ, họ ve vuốt mặt gỗ và cảm nhận dưới dụng cụ cái mềm mại và dẻo
dai của gỗ. Cái đẹp của gỗ còn quý hơn cái vĩnh cửu của công trình làm
nên. Mềm dẻo, tạo tác nhanh chóng, kiến trúc gỗ Nhật Bản hiện lên một cách tự nhiên, cao quý, chân thật, thực dụng và tiết kiệm. Kết cấu được nhìn thấy rõ, thay đổi ở những thớ khác nhau của thiên nhiên, phủ lên lớp rêu phong của thời gian. Sự thăng bằng giữa chức năng và thẩm mỹ luôn luôn làm người Nhật thích thú, khiến họ càng thêm yêu hương vị của thiên nhiên. Những chiếc xà gỗ lớn trên tầng hai Phòng khách được thiết kế rất rộng rãi với phần khung hoàn toàn bằng gỗ. Những cây gỗ khổng lồ được sử dụng làm cột và xà nhà. Nội thất trong phòng là cả một sự pha trộn. Nhưng do được lựa chọn kỹ càng về chất liệu và màu sắc nên những chiếc ghế hiện đại không những không bị lạc lõng trong ngôi nhà truyền thống này mà còn góp phần tôn thêm vẻ đẹp cổ kính của nó. Bên cạnh phòng khách là một không gian nhỏ được sử dụng như một phòng ăn gia đình. Hành lang kính rải sỏi nối căn nhà với phòng tắm theo kiểu truyền thống Do
vị trí địa lý và tinh thần độc lập, Nhật Bản biết sử dụng vào mỗi thời
đại những mô hình của nước ngoài, mà không phá vỡ bản sắc riêng: một ý
thức về thiên nhiên không bao giờ suy thoái, một thị hiếu mộc mạc không
bao giờ giảm sút, một sự khéo léo ngày càng tinh tế. Sự lựa chọn các
ảnh hưởng nước ngoài bổ sung cho sự chọn lọc tự nhiên do hoàn cảnh khí
hậu, thực vật và địa mạo xứ đảo tạo nên, khác với lục địa. Bồn tắm lớn được bao bằng các karesansui Phía bên ngoài nhà là một bồn tắm lớn theo đúng kiểu truyền thống, có vòi sục nước và xung quanh được bao bọc bằng vườn đá karesansui. Theo lời bà chủ thì bồn tắm được thiết kế lớn hơn bình thường một chút vì gia đình muốn có những thời gian thư giãn cùng nhau trong bồn. Con đường đá làm cho khu vườn thêm lãng mạn Masuno làm một con đường nhỏ trong vườn bằng các phiến đá đẽo tay xen
giữa các hàng cây thảo mộc mát mẻ. Khu vườn do công ty thiết kế sân
vườn Ueto Zoen thực hiện, tất nhiên dưới sự giám sát của Masuno. Phòng ngủ mang hoàn toàn phong cách Nhật Bản với cửa lùa dán giấy và chiếu tatami trải sàn Kiến trúc Nhật Bản truyền thống là một nền kiến trúc mở, phụ thuộc theo tầm vóc con người. Từ thế kỷ X, chiếc chiếu đặt trong phòng khách để mời khách ngồi đã xác định yếu tố môđun xây dựng trên bề mặt cho một người nằm. Cái môđun dựa theo cơ thể con người đó đã xác định kích thước chuẩn của một gian nhà (ken), của chiều kích bình phong và chiều cao lanhtô cửa ra vào. Vào thế kỷ XVII, chiều dài của tatami - chiếc chiếu rơm dày trải khắp sàn nhà, trở thành môđun tiêu biểu cho kiến trúc nhà cửa đã được sử dụng, dưới ảnh hưởng của kiến trúc cung đình. Lúc đầu đó là cái thảm đặt dưới sàn gọi là oki tatami, rồi trở thành môđun trải sàn phổ cập. Một cái tatami bao giờ cũng có chiều dài gấp đôi chiều ngang. Ghép lại, hai tatami hợp thành hình vuông giới hạn đơn vị của mặt phẳng, gọi là tsubo. Ở Nhật Bản người ta thích mô tả diện tích mặt sàn bằng số lượng tatami. Bãi cỏ hóng mát sau nhà Phòng
ngủ mang hoàn toàn phong cách Nhật Bản có cửa mở ra phía bên, và những
chiếc cửa trượt Shoji vừa kín đáo nhưng đồng thời vẫn để cho ánh sánh
tự nhiên đủ xuyên qua. Sàn được trải một lớp chiếu Tatami và chiếc
giường thì được thiết kế theo kiểu raku. Mái nhà đã được thay ngói nhưng vẫn trông có vẻ cổ kính nhờ loại ngói
có tính năng đặc biệt. Vị trí những ô cửa trên tầng hai được bố trí lõm
vào để có thể lấy được ánh sáng tự nhiên qua các cửa kính Shoji. Phía sau nhà là một bãi cỏ để hóng mát vào những buổi tối nóng nực. Bà chủ nhà cho rằng không khí ở đây gần giống với Vermont quê bà, nhưng
cũng bổ sung là phong cảnh Phú Sỹ đẹp hơn so với cả Grand Canyon. Có
thể nhiều người (Nhật và Mỹ) sẽ không đồng ý với những so sánh kiểu đó,
nhưng được nhìn thấy núi Phú Sỹ mỗi ngày khi mặt trời lên và khi đêm
xuống thật là một 'lạc thú' trần gian mà nhiều người muốn đánh đổi.
Bài: T.Hà (Afamily)
|
|||||
Cập nhật ( 04/10/2008 ) |
< Trước | Tiếp > |
---|
| |
| |
| |
| |
| |
| |
| |
| |
|