Theo thuyết phong thủy của Trung Quốc, chọn đất tốt làm nhà là
đất phải tàng phong, nếu gió thốc sau lưng, nhà sẽ nghèo. Nếu chọn đất
đặt mộ, gió thổi vào huyệt sẽ hèn. Sau đây là một vài lưu ý khi chọn đất dựng nhà. Gió là sự chuyển động của không khí. Các triết gia thời xưa có đủ các
loại nhận thức về gió. “Trang tử - Tiêu dao du” viết “Đất thở dài, hơi
thở thành gió”. “Hoài Nam tử - Thiên văn huấn”: “Khí của trời, lúc giận
là gió”. “Thuyết uyển”: “Khí của trời đất giao hòa thì sinh ra gió”.
Gió giúp vạn vật thay đổi, cỏ cây tươi tốt, phấn hoa truyền đi. “Gió
nhẹ làm cho đất ấm… Gió xuân làm cho vạn vật sinh sôi… Gió sa mạc khiến
vạn vật khô héo”.
Gió có quan hệ đến sự lành dữ của con người. Gió làm đổ nhà đổ cửa, tắc
nghẽn giao thông. “Sử ký – Thiên quan thư” có ghi: “Gió từ phương nam
đến: đại hạn; từ tây nam: hạn nhỏ, từ phương đông: nước lớn; từ đông
nam: dân bị ốm đau, mất mùa.”
Tôn sùng gió, tất nhiên phải quan sát gió. Thời Hán rất thịnh hành
phong giác. Phong giác là một thuận chiêm phong (quan sát gió). Do vậy,
thuật xem đất, coi gió là một trong những nội dung quan trọng.
Phong thủy cho rằng “thuyết về tám loại gió”: phía trước huyệt có ao
phong (gió từ chỗ trũng thổi ra), minh đường (bãi đất phẳng trước mộ)
tất sẽ hất đi, án sa không có, đường khí khó thu, đông đến trâu đất,
chủ bần hàn bại tuyệt. Phía sau huyệt có ao phong, tất hai cánh tay bị
lạnh, đương nhiên là không có chỗ dựa, huyệt tinh không thể khởi dậy,
chết yểu không con. Bên trái huyệt có ao phong, thì long sa yếu ớt, chủ
con trưởng lênh đênh, góa bụa. Bên phải huyệt có ao phong, tất bạch hổ
khuyết, không nâng đỡ chi thứ, quặt quẹo, chết yểu. Hai vai huyệt có ao
phong, tức phương vị chủ trì việc thai nghén bị thưởng tổn, dù các mặt
khác đều là gió lành, thì cũng chủ bại tuyệt. Hai chân huyệt có ao
phong, tất con cháu tế lễ nới thấp, lõm, mà thủy khẫu quay ngang, chủ
tan cửa nát nhà, mất hết tài sản. Trong tám loại gió, thì gió Cấn ở
hướng Cấn là dữ nhất, là vì cung Dần là cơ tinh, cơ sinh phong tinh. Dù
là chỗ đất phong thủy sinh vượng, nếu cẩu thả ngồi cung Dần mà chiều
gió Cấn, nhẹ nhất cũng bị bại liệt hoặc mắc bệnh điên, nặng thì nhà tan
người chết. Do đó, khi chọn đất phải chú ý tới gió.
Kiêng kỵ ốm đau bằng cách rửa xương cốt
Thời Nam Tề, ở Hành Dương, nhân dân tin rằng ốm đau là do tiền nhân
giáng họa, phải đào mộ tổ, mở nắp quan tài, đem xương cốt ra rửa, gọi
là “tẩy cốt trừ xui” (rửa xương để giải xui). Sau này, Cố Hiến Chi
người đất Ngô làm nội sử Hành Dương, tuyên truyền trong dân đạo lý về
sinh tử, giải thích những chuyện ốm đau không liên quan đến người đã
mất, cuối cùng mới thay đổi được tục đó.
Kiêng kỵ táng ở chỗ đất trước đây đã táng
Đất táng hoặc dở, được coi là có liên quan đến lành (cát) dữ (hung).
Người Tống cho rằng không nên táng ở chỗ đất trước đây đã táng. Tiềm Hi
Bạch chép rằng, vợ của Tiền Văn Bỉnh chết. Tiền thạo môn địa lý từ nhỏ,
chọn được một huyệt trong rừng thông bên cạnh viện Báo Ân. Một nhà sư
bảo Văn Bỉnh chỗ đấy là mộ cũ cửa thánh hiền, không thể sử dụng lại mộ
huyệt. Văn Bỉnh không nghe, đào lên thì thấy mấy phiến đá, trong đá bay
ra một mũi tên đen trúng vào lông mày bên phải của Văn Bỉnh. Đầu Văn
Bỉnh sưng to bằng cái đấu, đêm hôm đó thì chết. Nghe nói đây là mộ của
Do Dư không được động đến. Từ đó, người Tống luận rằng, mộ huyệt cũ của
thánh hiền thì không được động vào, nếu không sẽ gặp chuyện dữ.
Do đó dân gian hết sức coi trọng chuyện chôn cất. “Chu tử gia lễ” chép:
người dân thường chết sau ba tháng mới chôn, vì đầu tiên là phải tìm
đất, sau đó là chọn ngày đào huyệt.

Kiêng kỵ chữ “Tù” khi xây nhà
Đây là quan niệm về Phong Thủy đời Đông Hán. Quan niệm này ảnh hưởng
rất nhiều đến đời sau. Các thầy phong thủy rất kỵ chữ này, xây nhà
không được xây trước rào nhà; phải thông với đường cái, phần mộ không
được xây kín bốn bên, nếu không sẽ phạm vào điều cấm kỵ là chữ “tù”.
Kiêng đất dữ bằng trấn trạch
Người Trung Quốc xưa kia cho rằng: “xem đất làm nhà, phải xem hình thế
khí sắc, cây cỏ đổi thay, họa phúc xen kẽ, lành dữ còn mất. Xem đất để
mả, phải luận được thiện ác của núi đồi, chính tà của vùng đất, an nguy
do qủy thần, hưng tuyệt của con cháu”. Sách “Chư tạp thôi ngũ tính đẳng
trạch đồ kinh” viết: “Âm trạch phúc tại nam, đức tại tây”. “Bắc có ao
đầm, nam có đất cao, và có rừng cây xanh tốt, ở đất ấy thì tốt (cát)
lành. Nếu đất dữ phải trấn trạch”. Sách “Âm dương thư”, đề cập đến phép
trấn trạch, như sau: “Phàm chỗ ở bất lợi, sinh bệnh, bỏ nhà đi, hao
tài, thì lấy 90 cân đá xếp vào cửa quỷ sẽ đại cát lợi”.
Kiêng kỵ dưới huyệt có nước hoặc đá ngầm
Quan niệm của người Trung Quốc dưới huyệt có nước ngầm hoặc đá ngầm,
nên đặt mộ tránh đi chỗ khác để cầu phúc. Theo các nhà âm dương thì đất
bằng phẳng là tốt nhất, thứ đến nghiêng về đông nam, tây bắc cao. Đất
dốc thì nước chảy không đọng xung quanh, đất cao thì đồi núi ôm lấy mà
không bị khuyết. Nếu chọn đất đúng như thế thì lành, trái lại thì dữ. Bài: Yến Linh (timnhanh)
<< Trang trước Trang sau >> |