Cổng tường rào là ngôn ngữ từ ngôi nhà, không thể vay
mượn. Nó lệ thuộc bởi kiểu dáng, chiều cao, cấu trúc, màu sắc và chất
liệu, thậm chí biểu thị quan niệm sống. Nhà ngay đường phố náo nhiệt,
ồn ào và thường xuyên bụi bặm thì cổng và rào phải kín, không nên
thoáng hoàn toàn.
Nhà vùng quê, có cảnh đẹp hay trong khu dân cư biệt
lập, nếu bao kín là tự nhốt mình trong tường, cổng cao, làm giảm vẻ đẹp
tổng thể.
Chiều cao tường rào có 3 dạng: tầm thấp 1-1,2 m tạo
sự thông thoáng, có thể là dàn dây leo, vài thanh gỗ, những bụi cây...
mang tính phân định. Bước trung bình có thể 2-2,4 m vừa giữ an ninh vừa
không che chắn tầm nhìn. Đây là dạng phổ biến hiện nay, thường sử dụng
chất liệu như sắt, nhôm, bê tông làm lam, song chắn, lưới... Tầm cao
trên 3 m thường được chọn cho khu vực bề bộn, không an ninh.
Cấu
trúc đế tường rào cao chỉ 0,6-1 m trở lại, xây bằng gạch hay đá hộc,
dày trên 20 cm, phân vị theo nhịp cột, chất liệu khoẻ, độ bền cao, màu
sắc tối tránh vấy bẩn. Với cổng, đa phần đế này cũng “đặc”; phần thân
cổng, khoảng 0,8-2 m - nơi biểu hiện đẹp nhất, xu hướng chế tác vừa đặc
vừa rỗng, vẫn tạo được tầm nhìn nhưng không quá “hở hang”. Vấn đề “đặc
và rỗng" của tường rào còn lệ thuộc khoảng cách giữa ngôi nhà và cổng.
Trên đỉnh, có thể làm rào vừa mang tính cách điệu vừa
chống xâm nhập bằng các mũi giáo sắt 0,2-0,4 m. Có mái trên cổng là
dựng lại hình ảnh của cổng làng, cổng nhà xưa phù hợp với căn nhà của
người Việt, vẫn có người ra mở cổng, có nơi che mưa nắng.
Nguồn: SGTT << Trang trước Trang sau >> |