Tái tạo nhịp cầu Long Biên bằng đèn chiếu cao áp và hệ gương cầu PDF In E-mail
20/04/2009
Dù đến từ 3 mảnh đất khác nhau nhưng 3 sinh viên kiến trúc đã tìm được tiếng nói chung khi tham dự cuộc thi "Đánh thức không gian" với ý tưởng dùng đèn chiếu cao áp và hệ gương cầu để tái tạo các nhịp cầu Long Biên đã mất. Ý tưởng thiết kế sản phẩm “Cầu Long Biên - Ngày và đêm” đã đoạt giải nhất với số điểm tuyệt đối  sẽ được Hội đồng Anh chọn thí điểm để hiện thực hóa tại chính địa điểm này.

Tìm hình ảnh xưa cho cầu Long Biên
Lại Thành Tín, Lê Anh Quyến và Đặng Ngọc Tú là những sinh viên của trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội. Họ khá dạn dày với những cuộc thi cá nhân và đoạt được khá nhiều giải thưởng nhưng đây là lần hợp tác duy nhất và họ đã thành công. Ý tưởng chỉ chợt lóe lên trong những cuộc... đi chơi. Thường lang thang khắp những con phố ở Hà thành nhưng điểm dừng chân cuối cùng của họ vẫn là cầu Long Biên.

2-3 giờ sáng anh chàng và nhóm bạn vẫn ngồi ở đây nhìn cảnh toàn Hà Nội trên cầu. Từ đấy, Tín có một tình cảm đặc biệt với cầu Long Biên và thành phố nơi anh sống.
 
Đã có một tác phẩm viết đoạt giải nhất về Sài Gòn trước đó nên ngay sau đó, anh tự nhủ mình cần phải làm một điều gì đó cho Hà Nội, về mảnh đất Tràng An. Tín chơi thân với Quyến và Tú nên đã rủ các bạn cùng làm nghiên cứu khoa học về công trình cầu Long Biên.

Chưa có nhiều kiến thức chuyên môn nên cả ba đi hỏi khắp nơi để đưa ra bản đề cương cho thầy cô duyệt. Được thuyết phục trước luận điểm và cách trình bày của ba chàng trai, GS - TS - KTS Nguyễn Hồng Phấn đã nhận trực tiếp hướng dẫn họ.

Chỉ mất 2,5 tiếng, với kiến thức chuyên môn của thầy cung cấp, qua những buổi theo đoàn kiến trúc bảo tồn Hà Nội, Đặng Ngọc Tú đã hình dung ra ý tưởng rành mạch để thiết kế thành công cầu Long Biên lấp lánh về đêm.

“Cầu Long Biên - Ngày và đêm” thể hiện được cái nhìn của thế hệ trẻ về quá khứ về lịch sử một thời oai hùng của Hà Nội. Ban ngày nó là phần xác, còn về đêm cầu Long Biên trở về đúng hình dạng của nó trước khi bị chiến tranh đánh sập.
 
Ý tưởng đoạt giải nhất: Dùng đèn chiếu cao áp và hệ gương cầu để tái tạo các nhịp cầu đã mất
 
Tú, người trực tiếp thiết kế, phân tích: “Chúng tôi muốn dùng đèn chiếu cao áp và hệ gương làm khúc xạ tia sáng, có thể tái tạo các nhịp cầu đã mất, hoặc dùng dây căng và dây đèn bọc nhựa để chăng lên thành các nhịp cầu. Tóm lại là mô phỏng lại những nhịp cầu nhấp nhô đã biến mất, để ban đêm khi ánh sáng bật lên, cây cầu hiện ra nguyên vẹn như thuở ban đầu. Nhưng ban ngày khi ngừng chiếu sáng, thì cây cầu lại trở về với hiện thực”.
 
Chính cách trình bày về kĩ thuật lưu loát đã giúp cho tác phẩm của họ để lại một ấn tượng sâu đậm trong lòng BGK.

Quyến hồ hởi: “Tác phẩm là tình yêu, là tâm huyết của chúng mình đấy! Nó sắp được cấp kinh phí để thực thi. Chỉ cần 3 buổi/tuần thắp sáng hình ảnh cầu Long Biên sẽ là niềm tự hào của người dân thủ đô. Đó sẽ là cách để người trẻ có thể hiểu hơn về chiến tranh, về tính khốc liệt của nó qua hai hình tương phản giữa phần “xác” và phần “hồn” của cây cầu giữa ban ngày với ban đêm".
 
Không đi tắt nhưng vẫn đón đầu…

Dù bận rộn đi làm thêm và tự quăng mình vào đời rất sớm nhưng cả ba bạn vẫn đến lớp chăm chỉ. Họ tranh thủ tận dụng kiến thức của thầy cô, chăm chỉ hỏi và chăm chỉ tìm ra những câu trả lời cho những tác phẩm mới.
 
Không phụ những cố gắng của họ, thầy cô luôn đánh giá cao mỗi tác phẩm từ tâm sức của ba cậu học trò hay "làm phiền”.

Tự trang bị cho mình những kiến thức vững vàng ngay từ giảng đường rồi ra thực tế đó là phương châm làm việc của ba người.

Tín trầm ngâm nói: “Khi đi học tôi cố gắng tận dụng tất cả các kiến thức của thầy cô. Rồi tôi đi thực hành kiến thức ấy ở xưởng. Chuyện kiếm tiền không thực sự quan trọng nhưng nó giúp tôi hiểu biết giá trị thật của nó hơn. Tôi nghĩ là nếu cân đối được tốt giữa việc đi học và đi làm sẽ tạo cơ hội cho tôi phát triển hết mình”.
      Tú với bằng khen từ cuộc thi
Bề ngoài đậm chất nghệ sĩ nhưng bên trong Tín lại thể hiện mình là con người quy củ và nền nếp. Bước vào thực tế cuộc đời từ rất sớm do hoàn cảnh gia đình nhưng Tín không than trách bố mẹ mình mà cho rằng đó là cách để có cái nhìn sâu hơn về cuộc sống. Còn Ngọc Tú thì lại cho rằng sống độc lập là cách sống đúng đắn của người trẻ.

Tú chia sẻ: “Nhiều bạn trẻ chưa thực sự hiểu được giá trị mà bản thân mình có. Họ không dám nói không dám phát biểu ý kiến của bản thân. Như vậy họ không để đầu óc của mình có thể độc lập tư duy và sau đó là bị ảnh hưởng bởi tâm lí a dua nên hay nói theo, nói dựa. Điều này ăn sâu vào cách nghĩ của họ”.

“Đánh thức không gian” là một phần của dự án nghệ thuật khu vực mang tên “Chuyển đổi không gian công cộng” của Hội đồng Anh nhằm tăng cường nhận thức về tầm quan trọng của nghệ thuật trong việc thay đổi và phát triển đô thị.

Dự án hiện được thực hiện tại các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Úc, Thái Lan và Việt Nam trong khoảng thời gian từ 2008 - 2010.
Cuối cùng là Lê Anh Quyến, cậu sinh viên ít nói nhưng vô cùng năng động của khoa Kiến trúc cũng như trong trường. Hiện Anh Quyến đang là Chủ tịch Hội sinh viên Kiến trúc Việt Nam và là người làm công nghệ 3D chính cho “Cầu Long Biên - ngày và đêm”.

Chung niềm tin giữ gìn tinh hoa văn hóa Hà Nội

Tình yêu về thành phố mình đang sống của Tín và tình yêu quê hương Tràng An của Quyến, Tú chính là động lực giúp cho niềm tin bảo tồn của họ củng cố. Đó cũng là động lực thúc đẩy họ đi sâu vào tìm hiểu văn hóa Hà Nội nhiều hơn.

Ngoài tác phẩm "Cầu Long Biên – ngày và đêm”, ba bạn còn mang đến cho cuộc thi một tác phẩm cũng ấn tượng không kém. Mask + + là tên tác phẩm ấy.

Chất liệu của tác phẩm này là những mặt nạ sẽ được che vào những hốc cây trên đường Thanh Niên hay đường Phan Đình Phùng, Hoàng Diệu để tô điểm cho những thân cây cổ thụ và cũng làm đẹp thêm mỹ quan của phố phường. Nhưng do sự xuất sắc của “Cầu Long Biên – ngày và đêm” nên tác phẩm này chưa được xét duyệt. Với những gì họ đang làm, đủ để thấy niềm yêu thích văn hóa Tràng An ăn nhập vào mỗi bạn trẻ đó.

Tín bộc bạch: “Hà Nội là một mảnh đất có văn hóa nhiều tầng. Qua bao nhiêu thời khắc các mảng văn hóa chồng chéo lên nhau. Không dễ để nhận ra nhưng nếu đi sâu và có nhiều thời gian thì mới hiểu được mảnh đất rồng bay lên này. Tôi mới chỉ nhận rõ vẻ đẹp của nó hơn sau những cuộc lang thang xuyên đêm thôi. Và bây giờ thì càng yêu và muốn hiểu nhiều hơn về Hà Nội”.

Còn Tú  chia sẻ rằng: “Đi làm theo dự án bảo tồn khu vực Hồ Gươm, mình lang thang khắp các ngóc ngách phố cổ. Ban đầu tôi thấy cái gì cũng bình thường nhưng sau khi đi và nhận thấy nhiều điều thú vị. Nhất là được các sử học gia phân tích thì lại càng thấy thú vị, càng nhận rõ kiến thức kỹ thuật có gắn bó rất
 
Trong ba bạn, Quyến có tuổi ấu thơ gắn với sông Hồng, với cầu Chương Dương và cầu Long Biên, Quyến rất yêu và trân trọng những gì mà mình đang sống ở trong nó. Vì thế đề tài bạn muốn sáng tạo nhiều nhất vẫn là các di tích hay các công trình kiến trúc của Hà Nội.

Ngoài cuộc thi “Đánh thức không gian”, sắp tới ba chàng trai sẽ tiếp tục tham gia một vài cuộc thi nữa. Tất cả những tác phẩm đều nói về Hà Nội.

Dù đang “ngụp lặn” trong đồ án nhưng họ vẫn cố gắng làm tốt nhất sản phẩm của mình. Giống như phương châm của ba bạn: “Không đi tắt nhưng vẫn đón đầu xu hướng. Và chúng tôi luôn làm hết khả năng có thể của mình. Vì những tác phẩm có “ lối thoát" và không bị... xếp vào kho”.

 Bài: Theo Nguyễn Thu Hà (Vietnamnet)

Bài mới hơn
Bài đã đăng

&lt&lt Trang trước                    Trang sau >>

Cập nhật ( 21/04/2009 )
 
< Trước   Tiếp >


Tư vấn kiến trúc

Tôi có mảnh đất với diện tích 48,8m2, mặt tiền 3,5m, sâu 14m. Nay tôi muốn xây một căn nhà cấp 4 để ở cho gia đình gồm 2 vợ chồng và 1 con nhỏ. Do điều kiện chưa có nên tôi dự kiến chỉ xây nhà cấp 4. Mong được...
Tôi có miếng đất 4 m x 19,2 m, mặt tiền hướng Nam. Hiện tôi có 100 triệu đồng, nếu cố gắng thêm thì được khoảng 150 triệu. Không biết với số tiền đó có đủ xây nhà có 1 trệt, 1 lầu không? Xin tư vấn cho tôi...
Tôi có miếng đất ngang 4m dài 8m (4x8) miếng đất nằm giữa 2 căn nhà khác. Tôi dự định xây nhà vào năm 2009. Hai vợ chồng tôi đều sinh 1976. Chúng tôi muốn nhờ các KTS thiết kế giúp tôi xây dựng căn nhà hiện đại,...

Hiện tại tôi có một phòng ngủ kính thước 4 x 3 m, trên tầng 3, một cửa đi vào phòng, phía đối diện là một cửa đi và một cửa sổ ra ban công. (Tạ Phương)
Vốn dĩ hạn chế về không gian, các ngôi nhà ống tại các đô thị chỉ có thể vươn lên bầu trời để tạo thêm nhiều khoảng không sinh hoạt hàng ngày cho gia đình. Nhưng vô hình chung, chính những “cây sào” ấy đã...
Làm sao để xây dựng tổ ấm yên bình và hạnh phúc ? Bao người luôn hằng ao ước có một chỗ dựa, một không gian để yêu thương và sinh sống. Mái ấm từ lâu là tiêu điểm và mục tiêu quan trọng của nhiều...
Tôi có mảnh đất 32 m2, mặt tiền 3,6 m, sâu 8,5 m, hướng đông bắc. Tôi dự kiến xây nhà từ 2 đến 3 tầng cho vợ chồng và 2 con. Xin ban biên tập tư vấn cho tôi để có một ngôi nhà hợp phong thuỷ và tiện lợi cho nhu...
Tôi có mảnh đất diện tích 4,2 x 20m. Hiện tại, gia đình tôi đang có kế hoạch xây nhà. Xin quý công ty tư vấn cho tôi xây nhà thế nào cho hợp lý. Gia đình tôi có 3 người, dự định xây một ngôi nhà gồm có một phòng...
Tôi có miếng đất 4 m x 19,2 m, mặt tiền hướng Nam. Hiện tôi có 100 triệu đồng, nếu cố gắng thêm thì được khoảng 150 triệu. Không biết với số tiền đó có đủ xây nhà có 1 trệt, 1 lầu không? Xin tư vấn cho tôi...