15 công trình xanh nhất thế giới |
27/05/2009 | |||||
Nếu chúng ta thực sự lo ngại về bảo vệ môi trường (thực tế là bảo vệ chính bản thân mình) thì cần phải xây dựng những công trình xanh và có ý tưởng trang bị thêm kết cấu với chức năng làm xanh. Dưới đây là sự kết hợp của 15 công trình kiến trúc trên khắp thế giới với một điểm chung đó là: sự bền vững. Tháp Transbay, SF Công trình hình tháp Transbay cao 1.200 fút được bố trí nối với toà nhà Transamerica và Cầu Cổng Vàng như là một trong những công trình hình tượng nhất ở San Francisco. Ga xe buýt mới Transbay này sẽ được xây bằng kính với công viên trên đỉnh mái để thấp thụ khí CO2 từ xe buýt thải ra. Toà tháp Transbay sẽ có các tuốc bin gió trên mái, hệ thống thông gió thông minh tạo ra 100% không khí trong lành, các tấm chắn sáng kiểm soát ánh sáng và giảm nhu cầu năng lượng, các thanh penel cứng bên ngoài làm thay đổi hấp thu năng lượng mặt trời cũng như che bóng cho phép kiểm soát ánh nắng mặt trời. Đây là công trình thiết kế xanh thực sự. Toà tháp Ấn Độ, Mumbai Khi lần đầu tiên công bố, nhiều nhà phê bình đã phản ứng dữ dội về Toà tháp Ấn Độ cho rằng nó giống như một chồng hộp xếp không thẳng hàng hơn là một công trình được thiết kế thông minh. Có nhiều tháp tương tự như vậy trên thế giới, nhưng toà tháp Ấn Độ có ấn tượng hơn cả vì nó biểu tượng cho nhận thức về môi trường ở đất nước đông dân thứ hai trên thế giới. Toà tháp này sẽ cao 74 tầng với 882.000 fút vuông không gian đa chức năng khi nó được hoàn thành vào năm 2010. Mỗi khối xoay ở toà tháp đều có chức năng sử dụng khác biệt nhau hoàn toàn như nhà ở, văn phòng, cửa hàng, giải trí.. . Thiết kế này kết hợp việc sử dụng ánh nắng mặt trời, thông gió tự nhiên, chiếu sáng ban ngày, thu nước mưa, hoàn thiện nội thất theo xu hướng và các loại vật liệu xanh nhằm biến công trình này thành một trong những toà nhà xanh nhất ở Ấn Độ. Toà tháp Ấn Độ đã nhận được chứng chỉ LEED vàng của Mỹ. Trung tâm triển lãm BMW Welt, Munich Sau hơn 4 năm thiết kế và xây dựng, trung tâm triển lãm hiện đại và tầm cỡ “Thế giới BMW” đã chính thức được khai trương tại Munich. Đây thực sự là một không gian đa dạng và toàn vẹn về hãng xe hàng đầu nước Đức. Với thiết kế độc đáo và hiện đại, Thế giới BMW (BMW Welt) thực sự là một công trình đa chức năng. Không chỉ đơn thuần là nơi trưng bày những mẫu xe hiện hành của BMW mà đây là không gian giúp BMW gần gũi hơn với khách hàng, đồng thời là nơi đáp ứng mọi yêu cầu của họ. Với BMW Welt, hãng BMW dường như đã phá tan “giải phân cách” giữa thiết kế ô tô và kiến trúc. Toà nhà BMW Welt với thiết kế năng động của tương lai có lẽ mang đầy đủ tinh thần và phong cách của BMW. Được thiết kế bởi kiến trúc sư tài ba Wolf Prix của công ty kiến trúc theo trường phái thành Viên Coop Himmelb(l)au, BMW Welt (có nghĩa là BMW World) đã gia nhập danh sách các công trình kiến trúc hoành tráng bậc nhất của các hãng xe hơi Đức trong những năm gần đây cùng với nhà máy Zaha Hadid cũng của BMW và bảo tàng của hãng Mercedes-Benz tại Stuttgart. Dù được thiết kế với mục đích khơi dậy niềm đam mê đối với những tuyệt phẩm xe hơi hay để khẳng định đẳng cấp qua những nét tinh tế của nghệ thuật kiến trúc, các hãng sản xuất ô tô đang có xu hướng xây dựng những toà nhà mang thương hiệu của hãng mình với sự kết hợp giữa những tinh hoa trong nghệ thuật kiến trúc với những thử nghiệm mang tính thực tế. Trong số những công trình kiến trúc nổi tiếng của Đức mới được xây dựng gần đây, BMW Welt chính là thực tế hiển nhiên của của nỗ lực “nâng tầm” thương hiệu đồng thời cũng là một kỳ quan kiến trúc. Trên mái của toà nhà là tấm quang điện do Công ty Solarwatt sản xuất tại Đức tạo ra tối thiểu 824kWp. Các nhà thiết kế cũng lắp đặt trên mái một mạng lưới các panel bằng thép giúp làm ấm toà nhà qua việc hấp thu năng lượng mặt trời. Việc hấp thu năng lượng mặt trời cũng được khuyến khích qua việc sử dụng các vật liệu ở mặt tiền kết cấu. Tháp Ngân hàng Mỹ Tháp Ngân hàng Mỹ tại One Bryant Park: Khi nói tới kiến trúc xanh, chúng không thể xanh hơn Tháp Ngân hàng Mỹ ở New York. Công trình trị giá 1 tỉ USD, cao 1.200 fút với 54 tầng sẽ có 2,1 triệu fút vuông không gian văn phòng. Công ty Cook + Fox đã thiết kế toà tháp rất hiệu quả do vậy nước mưa và nước thải được tái sử dụng, năng lượng từ mặt trời được sử dụng tối đa và không gian văn phòng luôn tràn đầy ánh sáng tự nhiên. Phần lớn vật liệu thô sử dụng trong xây dựng toà tháp đều từ nguồn tái chế và được làm mới trong vòng 500 dặm của New York cùng với tư tưởng tiến hành xây dựng bền vững. Điều này cũng không lấy gì làm ngạc nhiên vì toà tháp này được nhận chứng chỉ LEED bạch kim, toà nhà chọc trời duy nhất đạt danh hiệu này vào thời điểm viết bài này. Thành phố Masdar, Abu Dhabi Tọa lạc gần sân bay quốc tế Abu Dhabi, Masdar được coi là dự án phát triển bền vững gây chú ý nhất trên thế giới hiện nay. Với diện tích hơn 6,5km2, đây sẽ là thành phố đầu tiên có không gian sống hoàn hảo đến mức người giàu trí tưởng tượng nhất cũng không dám nghĩ tới. Ngoài việc giảm thiểu khí thải CO2, rác thải, khói bụi, toàn thành phố sẽ sử dụng nguồn năng lượng tái chế. 100% điện năng của Masdar được cung cấp từ các nguồn năng lượng sạch tái sinh như năng lượng mặt trời hay gió. Masdar sẽ được xây dựng trong vòng hơn 7 năm với khoản đầu tư hơn 20 tỉ USD. Cấu trúc của thành phố này sẽ là sự kết hợp giữa kiến trúc đô thị truyền thống duyên dáng và đầy bí ẩn của Ảrập và những công nghệ hàng đầu để tạo ra một môi trường sống bền vững, có chất lượng cao cho tất cả dân cư. Thành phố được thiết kế một cách dày đặc với những đường phố hẹp và mát theo sơ đồ hình vuông và được bao quanh bởi những bức tường nhằm ngăn gió nóng từ sa mạc. Nằm ở trung tâm hạ tầng giao thông của Abu Dhabi, Masdar City sẽ được kết nối với những cộng đồng dân cư xung quanh, trung tâm của Abu Dhabi và sân bay quốc tế bởi một mạng lưới con đường, đường sắt và các lộ trình giao thông mới. Điều đặc biệt là trên những tuyến đường giao thông này sẽ không có hình ảnh quen thuộc của các thành phố lớn là những chiếc xe hơi. Thay vào đó, dân cư nơi đây sẽ đi lại bằng những phương tiện “vừa sạch vừa rẻ vừa khoẻ” như xe đạp, đi bộ hay những hệ thống vận chuyển tự động. Các dịch vụ công cộng sẽ bao gồm dịch vụ làm mát, cung cấp và xử lý nước (nước sạch, nước thải, nước tái sử dụng và nước mưa), hệ thống viễn thông và quản lý rác thải, 99% rác và nước thải của thành phố được xử lý để tái sử dụng trong nông nghiệp và sản xuất năng lượng. Cây xanh trong thành phố và vườn tược ở ngoại ô sẽ được tưới bằng nước thải đã được xử lý. Nói chung, dự án này khiến nhiều người ngạc nhiên nhất bởi đây là nơi dự trữ đến 10% nguồn dầu mỏ trên toàn thế giới. Tuy nhiên, với dự án đô thị xanh nhất thế giới, UAE, nước sản xuất dầu mỏ lớn thứ 5 thế giới đang muốn vươn lên thành “anh cả” trong lĩnh vực phát triển các nguồn năng lượng thay thế. Đây cũng là cách để họ tránh lệ thuộc vào nguồn thu nhập từ dầu mỏ và khí đốt dù còn rất dồi dào. Masdar sẽ trở thành trung tâm của thế giới về các dạng năng lượng trong tương lai. Theo Công ty Năng lượng Tương lai Abu Dhabi (Masdar), chủ đầu tư dự án, khu đô thị này sẽ được hoàn thành vào năm 2015 và lúc đó, thành phố xanh “trong mơ” không còn là câu chuyện cổ tích nghìn lẻ một đêm nữa mà thực sự tồn tại giữa sa mạc của UAE. Toà nhà San Francisco Civic Sau thời gian xem xét khá dài phần thiết kế, cuối cùng thành phố San Francisco đã bật đèn xanh cho toà nhà Civic 12 tầng. Công trình này kết hợp rất nhiều đặc trưng thiết kế xanh gồm có các tấm panô năng lượng mặt trời ở phía ngoài và trên đỉnh mái công trình, hệ thống thông gió tầng, trần làm lạnh, khung lấy ánh sáng cho phép ánh sáng tự nhiên chiếu tới không gian làm việc. Để nâng cao chất lượng cuộc sống cho công nhân, công ty KMD Architects cũng đã thiết kế nhà kính ở mỗi tầng. Những đặc điểm đó kết hợp lại sẽ giúp toà nhà Civic giảm 20% lượng tiêu thụ điện so với yêu cầu của luật môi trường California, đó chính là lý do tại sao nó được trao chứng chỉ LEED bạc của Mỹ. Phải thừa nhận là đó chưa phải là toà nhà mát nhất, nhưng mọi dấu hiệu cho thấy điều đó sẽ có thể thực hiện được. Bài: Theo Quỳnh Lan (Kientruc360.vn) Còn nữa
|
|||||
Cập nhật ( 27/05/2009 ) |
< Trước | Tiếp > |
---|
| |
| |
| |
| |
| |
| |
| |
| |
|