Pillnitz - Lâu đài "phương Đông" ở Châu Âu PDF In E-mail
29/05/2009

Lâu đài Pillnitz mà ngày nay du khách được chiêm ngưỡng nằm ngay cạnh dòng sông Elbe, trong một công viên khá rộng.

Vào cuối thế kỷ 17 đầu thế kỷ 18 kiến trúc phương Tây pha lẫn kiến trúc phương Đông từ Trung Quốc và Nhật Bản khá được ưa chuộng ở châu Âu. Là người đam mê kiến trúc và nghệ thuật, vị vương vùng Sắc-xông của Đức August der Starke (tên tiếng Anh: August the Strong) cũng muốn xây cho mình một lâu đài theo kiểu kiến trúc này.

Lâu đài mang hơi hướng phương Đông nổi bật trên nền tuyết trắng châu Âu

Ông đã cho mua lại lâu đài ở Pillnitz vào năm 1706, khi nó còn mang kiến trúc Renaissance và tặng người tình của mình là nữ bá tước Cosel. Sau khi nữ bá tước này không còn được sủng ái và bị giam lỏng trong một biệt thự nhỏ ở xa thì năm 1720 August der Starke đã cho sửa sang, cải tạo và mở rộng tòa nhà thành một lâu đài mang phong cách baroque nhưng đậm nét kiến trúc phương Đông khi đó đang rất thịnh hành.

Kiến trúc sư thực hiện công việc này là Matthäus Daniel Pöppelmann, cha đẻ của cung điện Zwinger tại Dresden và Zacharias Longuelune.

Lâu đài gồm nhiều cung điện lộng lẫy nằm trên vùng rừng rộng lớn cạnh sông

 Dresden, thủ phủ của bang Sachsen (Saxony/Đức) một thuở nổi tiếng khắp thế giới với những công trình kiến trúc theo phong cách baroque, cũng như thật may mắn khi có một lãnh chúa rất ham mê nghệ thuật và kiến trúc như August der Starke (vừa là lãnh chúa vùng Saxony vừa là vua Ba Lan thuở ấy). Chính ông là người đã tạo dựng và đưa Dresden thành một trong những trung tâm văn hóa và nghệ thuật của châu Âu vào đầu thế kỷ 18.

Không chỉ có thú đam mê đàn bà đẹp (tương truyền ông có đến 700 người con) mà ông còn đặc biệt đam mê nghệ thuật và kiến trúc. Cả cuộc đời ông thu thập và mua tranh, đồ sứ từ khắp nơi trên thế giới (Dresden có bảo tàng sứ và bảo tàng tranh rất nổi tiếng), mua và đặt hàng làm những báu vật từ đủ các nguyên liệu khác nhau (ngọc, ngà, vàng, bạc, kim cương hay chỉ là những hạt anh đào... - những báu vật này hiện được trưng bày trong Bảo tàng Neues Grünes Gewölbe và Historisches Grünes Gewölbe).

Ông cũng là người cho xây dựng nhiều công trình nổi tiếng ở Dresden như cung điện Zwinger, nhà hát Opera, nhà thờ Đức Bà và tất nhiên không thể không kể tới lâu đài Pillnitz. 

Các cung của lâu đài duyên dáng soi mình bên dòng Elbe êm ả

Cổng chính của lâu đài nằm ở phía tây được dẫn đến với hàng cây hạt dẻ hoa trắng xóa mỗi độ xuân về.

Lâu đài có hình chữ U, khoảng sân giữa gọi là Lustgarten được trồng cây và những thảm hoa đủ các màu sắc. Về phía nam bên cạnh bờ sông, nơi có bến thuyền một thời để thuyền (Tritonengondel - lấy theo tên của thần biển Triton) của vua và cận thần cập bến là Wasserpalais (Thủy Cung). Bến thuyền cũng là cổng đi vào phía sau của lâu đài. Cổng có hai con sư tử chầu để đón vua, bậc tam cấp uốn lượn tới tận cửa của Cung Nước.

Thủy Cung nằm ngay bên sông Elbe

Bến thuyền đẹp đẽ với sư tử đá chầu hai bên, y như lối vào của bất kỳ dinh thự phương Đông nào

Phía đối diện là Bergpalais (Sơn Cung) nằm dưới chân núi, nơi những giàn nho nặng trĩu quả mỗi mùa thu về

Cung điện này được nối với Thủy Cung và Sơn Cung là hai cung điện mang nhiều hơi hướm phương Đông nhất. Thuở ấy những chi tiết về nghệ thuật phương Đông còn khá mù mịt ở châu Âu. Để vẽ những bức họa bên ngoài tường của Wasserpalais và Bergpalais, họ phải nghiên cứu các bức tranh vẽ trên sứ ngày ấy khá thịnh hành ở châu Âu. Với lòng đam mê nghệ thuật của August der Starke,  Dresden lúc bấy giờ đã có bộ sưu tập đồ sứ khá lớn từ Trung Quốc và Nhật bản với những bức họa chi tiết về cuộc sống và các sự tích từ Á Đông.

Ngày nay du khách có thể chiêm ngưỡng bộ sưu tập sứ trứ danh ấy của August der Starke ngay tại cung điện Zwinger trong trung tâm thành phố.

Họa tiết đậm màu Đông phương trên cột, tường và trần của Thủy Cung

Tranh tường tại Sơn Cung theo phong cách Trung Hoa

Tranh tường về cảnh sa mạc Bắc Phi

Lâu đài Pillnitz là nơi để du khách tìm về với thiên nhiên và cảnh quan hữu tình, bỏ lại những mệt mỏi của một ngày tham quan ròng rã. Đây cũng là nơi để người Dresden và chúng tôi thường xuyên đến thư giãn. Một ngày chủ nhật dạo chơi và picnic ở đây sẽ tiếp cho bạn thêm sức lực cũng như sự sảng khoái cho một tuần mới với núi công việc ngổn ngang.

Đến đây mùa nào cũng có cảm giác thú vị. Mùa đông khi có tuyết rơi mọi sự như trong trẻo hơn trên nền tuyết trắng, không khí thoáng đãng hơn. Mùa xuân và mùa hè với những bãi cỏ xanh biếc điểm những thảm hoa dại đủ màu sắc, hay những vườn hoa được chăm sóc cẩn thận làm cho khu lâu đài và công viên thêm rực rỡ hơn. Mùa thu khi sắc lá đổi màu, cả lâu đài lại chìm trong thảm lá đủ màu đỏ vàng nâu tím trên nền trời xanh biếc.

Sơn Cung nằm giữa những luống hoa nhiều màu

Nói đến lâu đài Pillnitz không thể không nhắc đến công viên (theo phong cách Anh) bao quanh nó với English Pavillon và Chinese Pavillon cùng với vườn thực vật với nhiều loại cây cối và hoa lá đến từ mọi nơi trên thế giới. Đặc biệt nhất trong công viên này là cây hoa trà đã trên 250 tuổi, có nguồn gốc từ Nhật Bản và hiện là cây hoa trà Nhật lâu đời nhất châu Âu vẫn còn sống.

Cây hoa trà này đã trải qua một cuộc đời đầy biến động, từng chết đi sống lại, từng bị cháy và đóng băng, nhưng với sức sống mãnh liệt nó vẫn tồn tại đến ngày nay và vẫn đơm hoa để du khách và người Dresden mỗi mùa xuân lại được chiêm ngưỡng hàng chục nghìn bông hoa (khoảng 35.000 bông/năm). Để tránh giá rét mùa đông, thậm chí người ta đã thiết kế cho cây hoa trà này một nhà kính riêng với các vách ngăn có rãnh trượt và hệ thống sưởi tự động.

Vườn hoa và công viên thiết kế đẹp đẽ, hài hòa

Tiếc rằng ngày nay du khách không còn được dùng thuyền Triton (thần biển)  để đến thăm Pillnitz từ trung tâm thành phố như một thuở August der Starke đã làm. Nhưng cũng không kém phần lãng mạn và thú vị nếu như bạn đi tàu thủy chân vịt chạy hơi nước qua một vùng sông nước hữu tình đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới để đến với một trong những hòn ngọc của Dresden - lâu đài Pillnitz!

Lâu đài lộng lẫy thích hợp cho các buổi hòa nhạc, trình diễn trang trọng
Bài: Theo Cẩm nang kiến trúc
Bài mới hơn
Bài đã đăng

&lt&lt Trang trước                    Trang sau >>

Cập nhật ( 29/05/2009 )
 
< Trước   Tiếp >


Tư vấn kiến trúc

Hiện tại tôi có một phòng ngủ kính thước 4 x 3 m, trên tầng 3, một cửa đi vào phòng, phía đối diện là một cửa đi và một cửa sổ ra ban công. (Tạ Phương)
Tôi có miếng đất 4 m x 19,2 m, mặt tiền hướng Nam. Hiện tôi có 100 triệu đồng, nếu cố gắng thêm thì được khoảng 150 triệu. Không biết với số tiền đó có đủ xây nhà có 1 trệt, 1 lầu không? Xin tư vấn cho tôi...
Tôi có mảnh đất diện tích 4,2 x 20m. Hiện tại, gia đình tôi đang có kế hoạch xây nhà. Xin quý công ty tư vấn cho tôi xây nhà thế nào cho hợp lý. Gia đình tôi có 3 người, dự định xây một ngôi nhà gồm có một phòng...
Tôi có miếng đất ngang 4m dài 8m (4x8) miếng đất nằm giữa 2 căn nhà khác. Tôi dự định xây nhà vào năm 2009. Hai vợ chồng tôi đều sinh 1976. Chúng tôi muốn nhờ các KTS thiết kế giúp tôi xây dựng căn nhà hiện đại,...
Tôi có miếng đất 4 m x 19,2 m, mặt tiền hướng Nam. Hiện tôi có 100 triệu đồng, nếu cố gắng thêm thì được khoảng 150 triệu. Không biết với số tiền đó có đủ xây nhà có 1 trệt, 1 lầu không? Xin tư vấn cho tôi...
Làm sao để xây dựng tổ ấm yên bình và hạnh phúc ? Bao người luôn hằng ao ước có một chỗ dựa, một không gian để yêu thương và sinh sống. Mái ấm từ lâu là tiêu điểm và mục tiêu quan trọng của nhiều...

Tôi có mảnh đất 32 m2, mặt tiền 3,6 m, sâu 8,5 m, hướng đông bắc. Tôi dự kiến xây nhà từ 2 đến 3 tầng cho vợ chồng và 2 con. Xin ban biên tập tư vấn cho tôi để có một ngôi nhà hợp phong thuỷ và tiện lợi cho nhu...
Tôi có mảnh đất với diện tích 48,8m2, mặt tiền 3,5m, sâu 14m. Nay tôi muốn xây một căn nhà cấp 4 để ở cho gia đình gồm 2 vợ chồng và 1 con nhỏ. Do điều kiện chưa có nên tôi dự kiến chỉ xây nhà cấp 4. Mong được...
Vốn dĩ hạn chế về không gian, các ngôi nhà ống tại các đô thị chỉ có thể vươn lên bầu trời để tạo thêm nhiều khoảng không sinh hoạt hàng ngày cho gia đình. Nhưng vô hình chung, chính những “cây sào” ấy đã...