Namita
Luthra, 39 tuổi, luật sư, sinh ra ở Chandigard, Ấn Độ, nhập cư vào
Nottingham, nước Anh. Sau đó là Weirton, Tây Virginia, Mỹ. Một người Ấn
xê dịch. Cha của cô là kỹ sư, từng tham gia xây dựng thành phố
Chandigarh những năm 50. Vì vậy, văn hóa phương Tây và phương Đông mix
vào nhau đã ảnh hưởng đến cô, như thành phố Nam Á quê hương của cô đã
từng được tái thiết dưới ý tưởng của KTS người Pháp "nổi tiếng nhất thế
kỷ 20" Le Corbusier.
Chúng ta hãy cùng xem Namita và Anil tổ chức cuộc sống ở nơi xa xứ như thế nào?
Chồng
cô, Anil Shrivastava, 40 tuổi, làm trong một công ty bảo hiểm Vestar
Capital Partner. Hiện cả hai vợ chồng sinh sống và làm việc ở NewYork.
Năm 2006, khi tìm được chung cư Flowerbox, ở phía Tây Seventh Avenue,
đang còn xây thô, họ đã bị thu hút bởi không gian lệch tầng thú vị của
căn hộ. Họ đã mua căn hộ này một năm sau đó, với giá $2,35 triệu USD và
bỏ ra thêm $300,000USD để thiết kế nội thất.
Chung cư mang một cái tên đáng yêu - Flowerbox, đặt theo cửa hàng bán hoa nằm ngay đối diện
Với
sự hỗ trợ của công ty tư vấn Pulltab, Anil Shrivastava và Namita Luthra
đã thiết kế căn hộ mang đậm nét kiến trúc Ấn Độ quê hương mà vẫn hiện
đại. Namita không tiếc thời gian và tiền của để cover lại diện tích sàn
216m2 với nền xi măng nâu bóng láng, rất đặc trưng của những ngôi nhà
Ấn.
Nền
xi măng bóng láng, tạo cảm giác mát mẻ, đặc biệt là những ngày oi
ả. Không gian rộng rãi là lý tưởng với những gia đình có con nhỏ:
Amartya, 4, và Jaya, 2
Những
ô cửa sổ lớn cũng gợi cho đôi vợ chồng xa xứ về quê hương nhiệt đới Ấn
Độ. Bức tranh xứ Băng đảo sương mù tô điểm thêm cho không gian thêm
phần tĩnh lặng.
Đây
là một căn hộ có tầng gác lửng, làm nên những điểm nhìn hấp dẫn. Tầng
dưới thoáng đãng, tầng xép ấm cúng riêng tư. Nối 2 không gian là chiếc
cầu thang gỗ nâu già cạnh một bức tường lửng đầy màu xanh của những dây
leo trường xuân xinh xắn.
"Góc xanh" trong nhà với ban công tầng lửng bằng rèm hoa thường xuân và bể cá cảnh dài 4m
Từ gác lửng nhìn xuống không gian khoáng đạt phía dưới
Để
tạo không gian thoáng đãng và gọn ghẽ, bà nội tướng Luthia đã lựa chọn
loại tủ cố định dọc theo căn phòng. Khi cần thiết, mọi vật dụng đều tức
khắc biến mất. Chiếc bàn to dài 4,2m đủ chỗ cho 14 người, cũng có thể
được dựng lên sát tường. Căn phòng tạo cho họ cảm giác luôn được thay
đổi. Mọi vật dụng nội thất có thể linh động ẩn hiện theo ý muốn của chủ
nhân.
Chiếc tủ trắng to, phẳng như một bức tường
Khi cần thiết, cánh tủ có thể lập tức hạ xuống trở thành bàn chơi cờ của Shrivastava bên ô cửa. Một góc thư giãn rất yomost!
Mặc
dù màu trắng là màu chủ đạo của không gian nhà nhưng chủ nhân cũng khéo
léo tạo điểm nhấn với những màu sắc đậm chất Ấn: vàng nghệ, vàng cam và
xanh lam. Không có nhiều vách ngăn: các không gian được chia một cách
khéo léo và ước lệ. Hai phòng ngủ đều có ban công riêng.
Bể
cá là nơi ngăn cách không gian làm việc của Shrivastava và không gian
sinh hoạt chung. Từ góc làm việc nhìn ra ngoài như một cabin hướng ra
biển.
Chủ
nhân đã biết kết hợp giữa nét nội thất phương tây hiện đại và những vẻ
đẹp cổ điển đậm chất Ấn: phòng ngủ master, những chiếc ghế màu vàng của
hàng Wegner kết hợp với những chiếc bàn màu ngà (có thể lồng lại với
nhau), cả những bức tượng quê hương Ấn trên giá sách do hãng Carlo
Scarpa thiết kế. Quê hương xa xôi hiện lên trong từng họa tiết trang
trí và cả không gian mở, thông thoáng của căn hộ.
Bếp màu trắng sang trọng và đơn giản trên tầng lửng, một dấu ấn của Le Corbusier trong căn hộ Ấn kiều ở Mỹ quốc
Sự
đơn giản đạt đến độ tinh tế, vừa mộc mạc vừa sang trọng, vừa hiện đại
nhưng vẫn phảng phất nét Ấn Độ truyền thống. Đó cũng là điều mong ước
của bà chủ nhà người Ấn mắt huyền xinh đẹp.