Đa
số gia chủ đều biết rằng nhà mình nên tăng Cát, tránh Hung, thế nhưng
không gian nào được xem là Cát (tốt), không gian nào là Hung (xấu) thì
lại chưa phân định rạch ròi được. Theo tổng thểKhái
niệm Cát Hung cũng không phải chia ra rạch ròi theo kiểu tốt xấu, bởi
chẳng ai muốn trong nhà mình có những chỗ xấu. Hung đơn giản là những
chỗ có phát sinh ra độc hại (như bếp nấu, hầm phân tự hoại, chuồng nuôi
gia súc), ẩm thấp vì có nước nhiều (phòng vệ sinh, giặt phơi) hoặc ít
sử dụng thường xuyên (kho, gầm cầu thang, gian áp mái). Còn
Cát là những không gian sinh hoạt chủ yếu như phòng khách, phòng ngủ,
phòng ăn, phòng làm việc, sinh hoạt chung... Tuy nhiên vẫn còn những
không gian theo kiểu 50% vừa Cát vừa Hung, khi đó phải căn cứ vào quan
hệ với không gian khác để phân định theo quy luật Âm Dương tương đối.
Như chỗ đi lại, nhà xe, giếng trời, hàng hiên, ban công... đều không
phải nơi sinh hoạt thường xuyên nhưng đóng vai trò phụ trợ, kết nối,
chuyển tiếp giữa trong ngoài, trước sau, giữa các chỗ Cát - Hung với
nhau. Về cơ bản có thể căn cứ như trên để phân cung điểm hướng cho các
không gian trong nhà (hình 1). Trong
từng không gian riêng biệt, sự phân chia Cát Hung cũng dựa theo đặc
tính sử dụng và mối quan hệ trong ngoài, Âm Dương, Ngũ Hành. Cát Hung
nảy sinh ra chính là ở cách bố trí nội thất và cấu trúc của phòng đó.
Ví dụ phòng ngủ, chỗ đặt giường ngủ, đặt tủ đầu giường là vùng Cát, còn
chỗ để bàn phấn (gương soi phản chiếu Hung Khí), lối đi vào vệ sinh,
chỗ để tủ quần áo (một dạng kho) là vùng Hung. Trong bếp, chỗ đặt bếp
nấu là Hung nhưng vùng trước mặt bếp (mang thức ăn ra vào) là Cát, bồn
rửa chén là Hung còn bàn soạn thức ăn là Cát, quầy bar thuộc Cát trong
khi sàn nước thuộc Hung Tủ
lạnh là một dạng kho chứa đồ ăn nên phần Tọa phía sau của tủ là Hung
(thường có hệ thống điện, tỏa nhiệt nhiều) trong khi mặt trước tủ là
Cát. Cùng trong phòng khách, nhưng khu vực Cát là ghế salon, bàn tiếp
khách, mặt trước tủ trang trí hoặc bình phong, còn Hung là những không
gian đi lại, chỗ để giày dép, mặt sau kệ tủ. Cát
Hung còn phân định theo bề mặt sử dụng, trong đó bề mặt sàn có thể đi
tới được là Cát, những ngóc ngách là Hung, hay mặt trên tủ ngang tầm sử
dụng là Cát, mặt gầm tủ là Hung.
Những
phân tích nêu trên nhằm chỉ ra vùng Cát Hung trong không gian nhà ở để
gia chủ và người thiết kế có cơ sở bài trí không gian, sắp xếp vật dụng
cho phù hợp ngay từ lúc ban đầu hình thành ý tưởng về ngôi nhà. Hình 4
là ví dụ về cách sắp xếp Cát Hung cho một phòng ngủ, nhờ hiểu về không
gian Cát Hung mà cửa sổ và cửa đi phòng ngủ không mở vào giường nằm,
gương soi và tủ áo về phía cuối chân giường. Cũng cùng một diện tích
này, nếu mở cửa trước mà không tính bố trí vật dụng thì sẽ gặp khó khăn
hơn vì các vùng sáng tối, lối đi đã định hình rồi.
Bài: T.H (Thanhnien) << Trang trước Trang sau >> |