Văn phòng kiểu mẫu |
Người viết: Tuvankientruc.com.vn (PL) | ||||||||||||||||
10/05/2008 | ||||||||||||||||
Như thế nào được xem là một văn phòng kiểu mẫu ? Xem ra bài toán ấy khó tìm được lời giải thích hợp vì còn phụ thuộc vào những yếu tố khách quan mà được xem và đánh giá đấy là một văn phòng kiểu mẫu. Có những tòa cao ốc cho thuê văn phòng, sự sang trọng và xa hoa lộng lẫy về kiểu dáng, thì tiêu chuẩn văn phòng kiểu mẫu là phải có những tiện ích cơ bản và đồ trang trí nội thất phải thuộc vào hàng “top” về chất lượng lẫn giá cả, và đương nhiên hệ quả tất yếu giá thuê nơi ấy cũng được liệt vào hàng ngất ngưỡng. Tuy nhiên, với những công ty, tòa cao ốc nhỏ và
vừa, sự tiện nghi cơ bản cùng với những đồ vật nội thất mang tầm “quốc
tế” được thể hiện ở khía cạnh mục đích khai thác và sự thoải mái trong
thiết kế văn phòng hay không đã được xem là văn phòng kiểu mẫu, hơn là
sự so sánh và cân đo, đong đếm những giá trị vật chất xa xỉ hay lộng
lẫy.
1. Quầy tiếp tân Với công ty, quầy tiếp tân là nơi đón tiếp cũng như tiếp xúc nhiều người nhất, nhiều thành phần nhất mỗi ngày. Không phải là một cô tiếp tân xinh đẹp, ăn nói dịu dàng đã là đạt yêu cầu tạo sự ấn tượng mà còn phải biết tạo một không gian khá hoàn hảo để gây sự chú ý và nhất là niềm tin với khách hàng, dù công ty bạn là nhỏ hay to. Với quầy tiếp tân như thế, vẻ đẹp của gỗ đã tạo
nên mối thân thiện và hài hòa với mọi người. Khả năng truyền cảm xúc
niềm tin được gia tăng với vẻ đẹp của căn phòng nếu như bạn biết điệu
đàng thêm một chậu cây cỏ bé xinh trên quầy tiếp tân, tạo nên một không
gian mềm mại, xua tan đi những khía cạnh “sắt thép” cứng cáp của căn
phòng.
2. Thân thiện từ buổi đầu tiên Hẳn ai cũng đã từng một lần trải qua cuộc phỏng vấn việc làm, có quá căng thẳng hay hồi hợp hay không ? Tại sao bạn lại có trạng thái đó? có phải là vì bạn không tự tin với chính mình ? Nhưng nguyên nhân một phần cũng do môi trường xung quanh tác động đến tâm lý của bạn, một điều mà các nhà doanh nghiệp thường hay bỏ quên : phòng phỏng vấn. Không gian phỏng vấn cần tạo sự thông thoáng, mát
mẻ và rộng rãi, vì như thế sẽ tăng thêm sự hoài cảm và niềm tin của
“nhân viên mới” trước khi bắt đầu cuộc phỏng vấn. Mặt khác, tốt nhất
hãy tạo nên sự thân thiện không gian hơn là sự ngăn cách bịt bùng bởi
những vách tường khô cứng. Những mảng kính trong sẽ tạo nên mối liên
kết hữu cơ giữa bên trong và thế giới bên ngoài sẽ góp phần nào lấy lại
sự bình tĩnh cho nhân viên và thể hiện phong cách chuyên nghiệp cũng
như mối quan tâm của doanh nghiệp với mọi người. 3. Không gian làm việc Không gian làm việc là môi trường rất dễ tác động đến trạng thái tâm lý làm việc cũng như hiệu suất công việc của nhân viên. Do đó, các nhà thiết kế khuyên rằng tùy theo lĩnh vực công việc, mà bạn cần tham vấn lựa chọn những kiểu dáng và mô hình không gian làm việc cho nhân viên được thích hợp. Có thể là những kiểu dáng khối vuông, hay hình chữ nhật. Nhưng cũng có thể là những mẫu hình tứ giác, bát giác … nhưng cần chú ý đến là mức độ thuận tiện cho nhân viên khi làm việc cũng như là độ riêng tư của mỗi cá nhân. Sự dòm ngó dù chỉ là cái liếc mắt thoáng qua của nhân viên cũng sẽ tác động mạnh mẽ đến qui trình làm việc của mình như bị theo dõi … sự sinh động về kiểu dáng, tạo tính riêng tư độc lập … sẽ dễ dàng trợ giúp hiệu suất công việc của nhân viên rất nhiều. 4. Sếp năng động Đừng nghĩ rằng căn phòng của sếp là phải rộng lớn, hoành tráng tủ kệ văn thư … đôi khi nếu bạn không biết xử lý không gian cũng như không phù hợp với qui mô doanh nghiệp mình thì xem ra là phản ứng ngược. Một không gian vừa phải, không cần sự xa hoa hoành tráng về vật chất như tủ kệ văn thư … mới tạo nên một sếp giỏi. Thời đại văn minh, chỉ một giàn máy vi tính thôi cũng đủ trợ giúp bạn điều hành của một công ty một cách dễ dàng và thuận tiện. Mặt khác, nên tạo ra một không gian mềm mại, thân thiện với những đường nét hoa văn trên vách phần nào xua tan đi bầu không khí “e ngại” của nhân viên với sếp của mình. Một sếp năng động và biết thích nghi với mọi tình huống, áo dụng thành tựu khoa học kỹ thuật và trên hết biết lắng nghe, hòa đồng với nhân viên của mình để tạo nên mối dây liên kết trong công việc. Để được điều đó, bạn cần chú ý đến những điều nhỏ nhất, ví như không gian làm việc được thiết kế gọn gàng, sắc màu trẻ trung, nội thất rất tinh tế và tiện dụng cùng với những nụ cười của bạn thì chắc rằng không nhân viên nào đành nỡ rời xa “chủ” của họ.
|
< Trước | Tiếp > |
---|
| |
| |
| |
| |
| |
| |
| |
| |
|