Trên thị trường hiện
nay, đồ sứ vệ sinh rất phong phú về chủng loại, nhãn hiệu, kiểu dáng.
Đây là loại thiết bị cần phải cân nhắc, chọn lựa kỹ bởi chỉ cần một sự
"lạc điệu" cũng có thể gây khó chịu cho người dùng, do thời hạn sử dụng
của chúng rất lớn, có thể đến 20 năm. Với
không gian nhà thoải mái, tiện nghi, diện tích xây dựng một phòng vệ
sinh phải khoảng 5m2, đủ để lắp đặt lavabo, bồn cầu, bồn tắm, vòi sen
và các phụ kiện khác. Nếu diện tích khu vệ sinh quá nhỏ thì bồn tắm
không cần thiết.
Trước
đây, thiết bị vệ sinh của Thái Lan chiếm độc quyền, được nhiều người
tiêu dùng ưa chuộng. Ngày nay, trên thị trường không còn sự hiện diện
của hàng Thái Lan. Theo một số người bán, hàng sản xuất tại Việt Nam
đảm bảo chất lượng, thậm chí còn hơn hẳn Thái Lan, giá thành lại rẻ.
Thiết bị vệ sinh hiện nay có thể phân chia làm hai loại: hàng Việt Nam
và hàng liên doanh. Hàng Việt Nam có sứ Thanh Trì (Viglacera), Thanh
Thanh, Long Hầu, Tường An... Hàng liên doanh có các nhãn hiệu Paloma,
Caescar, Inax, Caravelle, Toto, Milan... với xuất xứ từ Mỹ, Nhật, Đài
Loan, Hàn Quốc... Một bộ thiết bị vệ sinh thông dụng thích hợp
với đa số người sử dụng (bồn cầu, lavabo, vòi sen, gương...) có giá dao
dộng từ 1 đến 5 triệu đồng, phụ thuộc vào nhà sản xuất và màu sắc của
thiết bị. Rẻ nhất là màu trắng, rồi đến hồng, xanh, kem, xanh đậm, đỏ
đậm... Thông thường, màu đậm giá nhích hơn màu nhạt và có thể phụ thuộc
vào loại một nút bấm hay hai nút bấm xả (nước ít, nước nhiều) chứ ít
khi phụ thuộc vào kiểu dáng (cao, thấp, to nhỏ...). Hiện nay, có loại
bồn cầu liền khối, kiểu dáng mới, gọn, giá thành cao hơn so với các
loại thông thường. Bồn rửa mặt có tủ làm bằng vật liệu composite giá
khoảng 2 triệu đồng/bộ.
Về chất lượng, theo ý kiến của một số người bán hàng, chất lượng thiết
bị vệ sinh phụ thuộc vào giá cả. Theo nhận xét của một số người tiêu
dùng, chất lượng phụ thuộc vào linh kiện kèm theo. Để đánh giá chất
lượng thiết bị sứ vệ sinh, người mua cần dựa vào các chỉ tiêu: độ hút
nước không lớn hơn 0,5 %; không cho phép rạn men; bề dày xương không
nhỏ hơn 6 mm; mặt men gợn sóng không nhiều hơn 1 "vuông gốm"; ít́ sạn
và lỗ mọt trên mặt men thấy được phân tán tổng số không quá 5; đốm hoặc
vết nước chấm trên bề mặt thấy được không quá 3/1 "vuông gốm" và tổng
số không quá 10; không được thiếu men trên các bề mặt quan trọng; độ
cao mực nước ngăn hơi không nhỏ hơn 50 mm; khả năng xả chất thải không
nhỏ hơn 25,5 điểm; khả năng chịu tải không nhỏ hơn 3KN... Khi
mua thiết bị sứ vệ sinh cần chú ý các linh kiện kèm theo. Đề phọ̀ng
trường hợp người bán giảm giá thành mà linh kiện kèm theo không đúng
chủng loại, không đồng bộ. Hiện nay, chỉ riêng hàng sứ là sản xuất tại
Việt Nam, còn các linh kiện đều phải nhập ngoại, tùy theo hàng liên
doanh với nước nào. Dựa vào các chỉ tiêu đánh giá chất lượng, một bộ
thiết bị vệ sinh đạt yêu cầu là phải thoát nước mạnh, nhanh, sạch, cấp
nước nhanh, tiết kiệm nước, không gây ra tiếng kêu, men phải tốt, trơn
láng, khó bám bẩn, các joăng đệm phải kín...
Một điều quan trọng khi lựa chọn là màu sắc. Màu của thiết bị vệ sinh
phải tùy thuộc vào màu gạch lát nền, đẹp, nh́ìn không chói. Theo kinh
nghiệm của một số người, nên phối màu theo kiểu tương phản với màu gạch
tổng thể của pḥòng toilet để làm nổi bật không gian chung. Màu kem là
kén nhất. Bản thân màu này không mới, nếu phối hợp màu tốt, sẽ làm cho
khu vệ sinh sáng, nếu không sẽ gây nên t́ình trạng nh́ìn bị cũ, không
đẹp.
Cần nên tham khảo một số giải pháp mà người bán hàng đề nghị và tham
quan một số nhà vệ sinh có màu phối đẹp trước khi quyết định chọn mua.
Trong điều kiện sử dụng gia đình, nên chọn thiết bị vệ sinh có màu
sáng. Màu đậm chỉ dùng cho các khách sạn, nhà hàng hay những nơi công
cộng. Một điều cần chú ý nữa là kích thước của thiết bị vệ sinh. Nên chọn sản phẩm vừa, tương hợp với diện tích phọ̀ng. << Trang trước |